Từ đầu tháng 3,àytôiđềnghịchồngđừngtặnghoahãynấucơmrửabábxh bd hang 2 duc nhiều chị em đã bồi hồi trông ngóng quà tặng từ chồng, người yêu, sếp cơ quan, bạn nam đồng nghiệp…
Trong đó, có khá nhiều chị em nhìn vào quà tặng 8/3 để đo đếm độ ga lăng, quan tâm của đàn ông với mình.
Tôi lấy chồng đã 15 năm, hai con đều đi học. Hồi mới có con đầu lòng, đâu đó khoảng 3 năm, chồng tôi vẫn tặng hoa cho tôi trong ngày 8/3.
Nhà chật, con bé nghịch ngợm, lọ hoa phải đặt trên nóc tủ lạnh nên tôi nói với chồng: “Từ giờ miễn cho anh việc tặng hoa vợ. Lễ lạt hay kỷ niệm, anh đưa em tiền, em tự mua sắm cho vừa ý”.
Sau đó, cách dịp lễ 2-3 ngày, tôi nhắc khéo để chồng không quên nhiệm vụ.
Cánh đồng nghiệp biết chuyện, giãy nảy bảo tôi: “Đòi quà thế thì ý nghĩa gì, phải để chồng tự giác chứ”. Họ không biết, tôi đã từng chứng kiến, nhiều chị cứ âm thầm trông ngóng xem chồng có tâm lý không, có chuẩn bị quà tặng mình không và rồi hụt hẫng, tức tối khi chồng thản nhiên: “Anh đã tặng em cả cuộc đời rồi còn gì, lương đưa đủ, tối ngủ ở nhà”.
Mùng 8/3, tôi đề nghị chồng đừng tặng hoa, hãy nấu cơm, rửa bát, quét nhà. |
Sau này, tôi biết chuyện, có nhiều nhà, ngày 8/3 trở thành dịp để đàn ông tôn vinh sự hy sinh hết mình vì gia đình, công việc của phụ nữ. Họ tặng hoa, tặng quà, lăng xăng làm đủ việc cho vừa lòng vợ, người yêu, chị em đồng nghiệp.
Nhưng có thể ngay ngày 9/3 cho đến tận hết ngày 7/3 sang năm, họ lại chìm đắm vào các cuộc nhậu tới bến, lại ăn nói sỗ sàng cục cằn, gia trưởng (thậm chí đánh đập, bạo hành tinh thần) với vợ con hay nói những lời coi thường phụ nữ.
Như vậy, những bông hoa tươi thắm ngày 8/3 chỉ tươi đúng một ngày duy nhất và chị em lại bẽ bàng với hiện thực đắng cay kéo dài.
Thế là, tôi quyết định thay đổi chiến lược đòi quà.
Mười năm nay, tôi chưa hề nhận hoa ngày 8/3 chồng tặng, cũng có năm không hề được nhận quà hay tiền từ chồng.
Tôi chẳng lấy thế làm buồn bực, uất ức. Mặc dù hàng hoa bán ngay đầu ngõ, hai anh chị bán hoa tươi còn là người quen biết, giá cả phải chăng.
Có người hỏi tôi: “Được chồng tặng hoa, tặng quà, chị có thích không?”. Tôi thích lắm chứ, phụ nữ mà, ai chẳng yêu hoa, yêu quà. Nhưng tôi muốn nhận được món quà bền lâu hơn, thiết thực hơn và đỡ lãng phí tiền hơn.
Đó là sự chia sẻ của chồng với tôi trong mọi việc của cuộc sống gia đình.
Theo đó, gần chục năm nay, mỗi ngày, vợ chồng tôi (thậm chí cả các con) sẽ chia nhau việc nhà. Anh nấu cơm thì tôi rửa bát, dọn nhà và ngược lại.
Riêng ngày 8/3, anh và con trai sẽ nấu nướng, rửa bát, quét nhà. Tôi được thoải mái đi chơi, đi ‘buôn dưa lê’ và làm những gì tôi thích.
Tôi nghĩ, đó là món quà bền lâu nhất, giá trị nhất mà tôi mong muốn. Hoa hay quà ngày này với tôi không phải vấn đề quá quan trọng.
Chị em, có ai suy nghĩ giống tôi không?
Một luật sư từng trò chuyện với tôi rằng, nhiều năm trong nghề, anh vẫn ấn tượng nhất về trường hợp vợ chồng đưa nhau ra tòa vì một lý do hy hữu “không chia sẻ việc nhà”.