Theếtquảbấtngờtrongnghiêncứunămvềthầnđồthứ hạng của dewa unitedo dõi hàng nghìn đứa trẻ siêu thông minh trong vòng 45 năm, bạn sẽ học được vài điều về cách nuôi dạy một đứa trẻ đạt thành tích cao.
Thần đồng Albert Eistein |
Một trong những phát hiện lớn nhất là: ngay cả những đứa trẻ có chỉ số IQ của thần đồng cũng cần giáo viên giúp đỡ để phát huy hết tiềm năng của mình.
Từ năm 1971, dự án Nghiên cứu người trẻ sớm nhận thức về toán học (SMPY) đã theo dõi 5.000 đứa trẻ thông minh nhất nước Mỹ - tốp 1%, và thậm chí là tốp 0,01% tất cả học sinh. Đây là nghiên cứu dài hơi nhất trong lịch sử về những đứa trẻ thần đồng.
Trái ngược với quan điểm của hệ thống giáo dục - thường ưu tiên nâng đỡ những đứa trẻ thành tích thấp, những phát hiện của SMPY lại khẳng định khác: Đừng quên những đứa trẻ ở trên đỉnh.
“Dù chúng ta có thích hay không, thì những đứa trẻ này mới thực sự là người kiểm soát xã hội”– Jonathan Wai, nhà tâm lý học tại Chương trình Nhận dạng tài năng, ĐH Duke, chia sẻ với Nature.
“Những đứa trẻ nằm trong top 1% có xu hướng trở thành những nhà khoa học, các học giả nổi tiếng, những thẩm phán liên bang, những CEO nằm trong danh sách Fortune 500, các thượng nghị sĩ và tỷ phú”.
Thật không may là nhiều chi tiết trong nghiên cứu SMPY chỉ ra rằng những đứa trẻ thể hiện năng khiếu sớm ở các môn như toán học và khoa học thường không nhận được sự giúp đỡ mà chúng cần. Các giáo viên thường dành phần lớn sự chú ý của mình tới những đứa trẻ học kém hơn thay vì những học sinh thường đạt điểm A.
Kết quả là, những đứa trẻ có khả năng phát minh ra những thiết bị y học thay đổi cuộc sống, những người có thể ngồi trong Liên Hợp Quốc có thể tụt xuống những vị trí ít gây ảnh hưởng hơn.
SMPY cũng tiết lộ, giả thuyết cho rằng những đứa trẻ thông minh nhất có thể đạt được tiềm năng đầy đủ của mình mà không cần giúp đỡ là sai lầm. Một trong nhiều kết quả thu được từ nghiên cứu kéo dài 45 năm cho thấy học vượt lớp có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ.
Khi các nhà nghiên cứu so sánh những học sinh giỏi không học vượt lớp với những học sinh giỏi học vượt lớp thì thấy, những đứa trẻ học vượt lớp có nhiều khả năng có bằng sáng chế, học vị tiến sĩ hơn những đứa trẻ kia 60% và có gấp đôi khả năng nhận bằng tiến sĩ trong một lĩnh vực liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay toán học (STEM).
Nói cách khác, ngay cả khi có lợi thế về trí thông minh thì những đứa trẻ tài năng cũng có thể không được phát huy hết tiềm năng của mình.
Vì thế, nếu phụ huynh và giáo viên nhận thấy một đứa trẻ có tài, đừng bao giờ nên ngừng cổ vũ và thử thách chúng với những nhiệm vụ ngày càng khó hơn. Trí thông minh, tiềm năng của đứa trẻ đó phải được kích thích thường xuyên nhất có thể.
SMPY cũng phát hiện ra rằng giáo viên và cha mẹ có thể giúp những đứa trẻ học tốt ở trường bằng cách nhận ra chúng đang sở hữu loại trí thông minh nào. Qua thời gian, những thế mạnh này có thể phát triển thành những khả năng cần thiết để đạt được thành công, như trở thành các kỹ sư, kiến trúc sư hay bác sĩ phẫu thuật.