- “Khi phỏng vấn,àigiớithiệutênvàngànhhọcsinhviênkhôngbiếtnóigìthêsoi kèo kyoto sanga chúng tôi yêu cầu sinh viên tự giới thiệu về bản thân nhằm tạo cơ hội cho các em thể hiện mình, nhưng ngoài tên tuổi và ngành học, trường học, các em không biết nói gì thêm”.
Đó là ý kiến của doanh nghiệp tại buổi Toạ đàm Kết nối Doanh nghiệp Nhà trường trong đào tạo và tuyển dụng nhân sự diễn ra Trường ĐH Nông lâm TP.HCM sáng nay 15/9.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng, Phó Giám đốc Hành chính nhân sự Công ty TNHH TMSX MeNon, cho biết công ty cần tuyển dụng nhiều sinh viên ra trường có chất lượng, nhưng số lượng đào tạo của các trường hiện nay không đủ cung cấp cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, nhà đào tạo cùng bàn chuyện kết nối đào tạo |
“Khi tuyển dụng nhân sự cho ngành Thú y, chúng tôi đã đăng tải thông tin tuyển dụng lên các trạng mạng việc làm nổi tiếng của Việt Nam nhưng chẳng nhận được hồ sơ nào của sinh viên. Tôi rất ngạc nhiên về điều này” - bà Hằng cho biết.
Một điều khiến bà Hằng rất băn khoăn nữa là khi thực hiện phỏng vấn, nhà tuyển dụng yêu cầu sinh viên tự giới thiệu để các em được thể hiện bản thân, nhưng ngoài tên tuổi, ngành học, trường học, đa phần các em không biết nói gì thêm.
“Các em không biết giới thiệu những vấn đề xung quanh ngoài ngành học, trường học để thuyết phục nhà tuyển dụng. Nhiều em học ngoại ngữ nhưng kỹ năng giao tiếp không tự tin” - bà Hằng cho biết.
Đồng ý với vấn đề này, ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Tường Minh cho rằng "Khoảng trống rất lớn giữa đào tạo và sử dụng là kỹ năng và kiến thức mới. Hiện nay có quá nhiều kiến thức mới, nếu không cập nhật sinh viên sẽ không biết gì".
Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, thừa nhận nhiều doanh nghiệp rất "khát" nhân lực nhưng không tuyển được người.
“Có doanh nghiệp gọi điện tới cho tôi nói rằng đã mở xưởng nhưng không tuyển được nhân sự, và "nếu phá sản thì thầy phải chịu". Quả thật, chúng tôi cũng gặp khó khi tuyển sinh mỗi năm lại có đổi mới, nên dù tuyển được thí sinh nhưng chúng tôi vẫn băn khoăn không biết các em có gắn bó với ngành không, và sau này ra trường gắn bó với nghề được đào tạo không” - ông Lý giãi bày.
Theo ông Lý, hiện nay chỉ còn cách là rút ngắn thời gian đào tạo để sinh viên ra trường sớm hơn, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, số sinh viên tốt nghiệp sau 3 năm (tốt nghiệp sớm) chiếm 11% số sinh viên tốt nghiệp hàng năm.
“Các em tốt nghiệp trước thời hạn đều xếp loại xuất sắc hoặc loại giỏi. Như vậy, thực tế chứng minh rút ngắn thời gian đào tạo là hợp lý và có tính cạnh tranh tốt. Nhưng các doanh nghiệp hãy trả lời cho chúng tôi biết, những em này có đáp ứng được chất lượng không? Mặt khác, doanh nghiệp yêu cầu tuyển nhân sự phải có kinh nghiệm, đây là kinh nghiệm khi ra trường đi làm hay kinh nghiệm qua học nhóm, qua kiến tập, thực tập?" - ông Lý đặt câu hỏi.
Ông Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho rằng còn một khía cạnh nữa trong vấn đề tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp là thói quen của các công ty Việt Nam hiện nay. Đó là sản phẩm làm tốt rồi, sản phẩm nào được chấp nhận rồi thì cứ tiếp tục sản xuất chứ không quan tâm tới cải tiến nữa, vì vậy không phát huy được hết năng lực của nhân sự khi làm việc.
Tuệ Minh