Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Cúp C2 >Chuyện làm dâu gia đình quý tộc Ý của kiến trúc sư Việt_nhận định psg hôm nay

Chuyện làm dâu gia đình quý tộc Ý của kiến trúc sư Việt_nhận định psg hôm nay

2025-01-13 00:51:30 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Nhà cái uy tín View:309lượt xem

Từng nghĩ rằng bố mẹ hà khắc với mình khi yêu cầu khắt khe về lễ giáo,ệnlàmdâugiađìnhquýtộcÝcủakiếntrúcsưViệnhận định psg hôm nay nhưng sau này chị Đặng Tố Nga cảm thấy may mắn khi chính những phép tắc đó đã giúp chị thể hiện sự tôn trọng của mình trong những nền văn hóa khác. Nền tảng đó cũng giúp chị hòa hợp và thích nghi nhanh chóng khi về làm dâu một gia đình có dòng dõi quý tộc ở Ý.

Nguyên là giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội, chị Đặng Tố Nga hiện sinh sống cùng chồng (cũng là một kiến trúc sư) và cô con gái 15 tuổi ở Ý. Chị Nga cũng là một người phụ nữ được nhiều người biết đến với tài nữ công gia chánh và cách ứng xử khéo léo khi làm dâu trong một gia đình quý tộc ở Ý.

Chị chia sẻ rằng, dù khắt khe về phép tắc nhưng mẹ chồng chị lại sẵn lòng giúp đỡ con dâu việc nhà, cư xử rất văn minh và tôn trọng con dâu trong việc chăm sóc con cái.

Chị Đặng Tố Nga đã có những chia sẻ với VietNamNet về chuyện làm dâu, chuyện ứng xử trong một gia đình quý tộc ở Ý. 

{keywords}
Chị Đặng Tố Nga cùng chồng và con gái.

Học từ cách bóc quýt, mở phong bì

- Sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo ở Việt Nam, chị được dạy dỗ rất kỹ lưỡng những quy tắc ứng xử, phép tắc. Đó có phải là nền tảng giúp chị thích nghi tốt khi làm dâu một gia đình có dòng dõi quý tộc ở tận nước Ý xa xôi?

Đúng vậy, nề nếp gia đình là nền tảng giúp tôi thích nghi với môi trường mới, phép tắc mới một cách dễ dàng.

Ngày nhỏ, nhiều khi tôi hậm hực vì không thể hiểu sao bố mẹ ‘hà khắc’ với mình đến thế. Tôi đã từng phải ngồi viết 100 lần câu ‘khi chan canh phải đặt đũa xuống’, tay mỏi rã rời, nước mắt ròng ròng nhìn các bạn chạy chơi ngoài sân.

Không chỉ những nguyên tắc cơ bản trên mâm cơm Việt, bố mẹ tôi còn dạy tôi cả quy tắc trên bàn ăn Âu, vì bố mẹ tôi đều đi học ở nước ngoài về. Ngoài ra còn cả trăm nghìn điều khác nữa: học ăn, học nói, học gói, học mở...

Ví dụ khi bóc quả quýt thì không được xé vỏ ra mỗi nơi một mảnh mà phải bóc sao cho toàn bộ vỏ dính liền với nhau thành 1 mảnh. Khi ăn thì bỏ hạt vào trong chiếc vỏ đó rồi cuộn lại. Mở một gói quà hay một chiếc phong bì thì không được xé toạc ra. Mâm cơm lúc nào cũng phải gọn gàng cho tới cuối bữa...

Tôi rất sợ khi phải ngồi ăn cùng những người không biết đến quy tắc lịch sự như nhai thành tiếng, lấy đũa lật trở, khua khoắng lung tung... Chính vì thế tôi luôn cố gắng học và hỏi (không biết thì phải hỏi) những phép tắc lịch sự ở những môi trường mới để không ai phải khó chịu vì mình. Tôi đã được rèn trăm nghìn phép tắc rồi, thêm vài điều nữa đâu có sao, thậm chí tôi còn thấy vui khi biết thêm những điều mới.

- Đọc những chia sẻ của chị trên trang Facebook cá nhân, có thể cảm nhận được rằng chị hoà hợp rất nhanh với văn hoá của gia đình chồng. Trong suốt những năm làm dâu và làm vợ ở xứ người, chị đã gặp những tình huống nào bị ‘lệch tông’ hay cảm thấy mâu thuẫn, không thể thích nghi được với mọi người chưa?

Về bản chất, gia đình người Ý rất giống gia đình Việt nên tôi không gặp vấn đề gì: họ tôn trọng truyền thống gia đình, kính trên nhường dưới, lễ phép với ông bà cha mẹ. Nhưng họ lại không phong kiến ở khía cạnh trọng nam khinh nữ như ta. Vì thế không những tôi không gặp khó khăn mà tôi còn cảm thấy rất hạnh phúc trong gia đình chồng.

‘Mẹ chồng sẵn sàng giặt quần áo cho tôi’

- Chị thấy làm dâu một gia đình quý tộc ở Ý có khác gì nhiều so với làm dâu ở các gia đình bình thường ở Ý và so với làm dâu ở Việt Nam không?

Ngoài các phép tắc khắt khe trong ứng xử: lời ăn tiếng nói, phong cách trên bàn ăn thì mọi thứ cũng như các gia đình khác thôi, tôi nghĩ vậy.

Bố mẹ chồng tôi là những người có kiến thức rộng nên khi nói chuyện với họ tôi được mở mang đầu óc rất nhiều.

- Hiện tại, chị có sống cùng bố mẹ chồng không? Trong gia đình chị có những quy tắc đặc biệt nào không?

Tôi không sống cùng gia đình chồng nhưng cuối tuần nào gia đình tôi cũng về thăm ông bà. Bữa ăn trưa ngày Chủ nhật rất quan trọng đối với gia đình chồng tôi. Đó là khi cả gia đình quây quần quanh mâm cơm. Tôi cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của hai chữ ‘gia đình’.

{keywords}
Mẹ chồng chị Nga dạy cháu nội thêu năm cô bé 5 tuổi.

- Chuyện mẹ chồng nàng dâu ở Việt Nam là một chủ đề không có hồi kết trong nhiều thế hệ. Ở Ý, mối quan hệ này có phức tạp và căng thẳng không?

Có lẽ tôi gặp may mắn khi được mẹ chồng tôi yêu quý như con gái. Bà không phải là một người dễ tính vì với các cô người yêu trước của chồng tôi, bà rất khắt khe, thậm chí cố tình gây khó khăn cho họ. Nhưng với tôi, bà hoàn toàn là một con người khác. Bà coi tôi như một người bạn, có chuyện gì cũng tâm sự với tôi, đưa tôi đi đến nhà những người bạn của bà để giới thiệu con dâu với họ.

Bà coi tôi như con gái khi dạy tôi làm đồ gốm, thêu thùa may vá, bà luôn giặt và là quần áo cho tôi từ bít tất cho đến drap trải giường.

Tôi nhớ lần sinh nhật thứ 30 của tôi, bà cứ lo tôi bị ‘shock’ khi bước vào tuổi ‘băm’, nên bà viết cho tôi một bức thư rất dài, giải thích cho tôi rằng tuổi 30 mới là lứa tuổi đẹp nhất của người phụ nữ.

‘Con sẽ đón sinh nhật lần thứ 30 với gia đình nhỏ hạnh phúc của con, với một người chồng thương yêu con và một bé gái xinh đẹp, thông minh, liệu có gì tuyệt vời hơn thế?’. Đọc lá thư đó tôi đã khóc vì xúc động.

- Đã khi nào chị làm trái ý bố mẹ chồng? Và 2 bên đã giải quyết vấn đề như thế nào?

Tôi chưa bao giờ làm gì trái ý bố mẹ chồng, vì thực ra ông bà rất dễ tính. Ngoài yêu cầu phải có tác phong lịch sự và lễ phép ra, ông bà không bao giờ yêu cầu hay đòi hỏi ở tôi bất kỳ điều gì. Ông bà luôn tôn trọng tôi. Ngay cả việc bế cháu lúc tôi mới sinh, ông bà cũng đợi sự cho phép của tôi mới làm.

- Chị cho rằng cần những yếu tố cốt lõi gì để có được sự hoà hợp trong mối quan hệ này?

Tôi nghĩ rằng yếu tố cốt lõi là chúng tôi có rất nhiều điểm chung: về lễ nghĩa trong gia đình, tôi đã được bố mẹ giáo dục tương đương như thế, ngoài ra tôi rất sẵn lòng và nỗ lực học hỏi các phép tắc mới.

Chúng tôi có cùng sở thích về đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn, may vá thêu thùa... Chính vì thế tôi có thể ngồi hàng giờ nói chuyện với bố chồng về âm nhạc cổ điển, hay văn học kinh điển. Hoặc cùng đi dạo trong vườn, hái hoa hay thêu thùa may vá với mẹ chồng tôi.

{keywords}
Chị Đặng Tố Nga nguyên là giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội, hiện sống cùng chồng và con gái ở Ý.

Khắt khe phép tắc nhưng tôn trọng tự do cá nhân

- Văn hoá phương Tây được đánh giá là cởi mở, tôn trọng tự do cá nhân hơn văn hoá phương Đông. Nhưng sống trong một gia đình có nguồn gốc quý tộc ở phương Tây, chị có thấy những điều đó phải tiết chế đi ít nhiều không?

Đúng là gia đình chồng tôi chỉ có nguồn gốc quý tộc thôi. Họ giữ tâm hồn và tác phong quý tộc nhưng cởi mở đón nhận nhiều văn hoá hiện đại rồi.

Họ rất tôn trọng tự do cá nhân của con cái. Chỉ có một số quy tắc về lễ phép thì con cái buộc phải tuân thủ như: kính trọng cha mẹ, không được nói hỗn kiểu bằng vai phải lứa với cha mẹ (điều thường thấy trong các gia đình châu Âu hiện đại khác). Trong bữa ăn không được vào bàn muộn, không được đứng lên sớm. Các món ăn luôn được mời người lớn trước rồi mới chuyển cho con cháu...

- Cách nuôi dạy con của chị có gì đặc trưng của phương Tây nhất, và có gì đặc trưng của phương Đông nhất?

Trước hết, tôi dạy con tôi làm người Việt, tức là cháu phải nói tiếng Việt tốt, biết lễ phép với người trên, làm cho cháu yêu quê hương Việt Nam và tự hào về nguồn gốc Việt của mình.

Nhưng tôi không áp đặt giáo điều với con mà tôn trọng con, để con được nói lên ý kiến của mình. Tuy nhiên, tôi cũng dạy con biết chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

- Cảm ơn chị về những chia sẻ.

Kiến trúc sư Việt xinh đẹp kể chuyện làm dâu nhà quý tộc ở Ý

Kiến trúc sư Việt xinh đẹp kể chuyện làm dâu nhà quý tộc ở Ý

 Người Ý không bao giờ rắc pho mai lên mỳ hải sản. Hành động đó tương đương với việc đổ nước mắm vào cốc chè đỗ đen ở ta vậy.

Tác Giả:La liga
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái