Ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho biết như vậy tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy công tác phòng,êncóhọcvàsangtrọngcũngthamgiađườngdâymạidâkết quả các trận đấu giải ngoại hạng anh chống tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm” năm học 2019 – 2020 do Bộ GD-ĐT phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương tổ chức chiều 17/12.
Theo ông, trước nay vẫn có quan niệm học sinh, sinh viên nghèo, kinh tế gia đình eo hẹp, khó khăn, không đủ lo chi trả cuộc sống sinh hoạt và học tập của bản thân mới tham gia vào tệ nạn mại dâm. "Tuy nhiên, hiện nay nhóm học sinh, sinh viên có điều kiện kinh tế thoải mái, thích thể hiện, đua đòi cũng bất chấp hậu quả của các tệ nạn đó để tham gia vào”.
Dù rằng theo kết quả báo cáo của Bộ Công an về số lượng vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động mại dâm, lượng học sinh, sinh viên tham gia hoạt động này đã ít đi, chiếm khoảng 0,3% trên tổng số vụ việc vi phạm, nhưng không thể vì thế mà chủ quan, coi thường việc giáo dục, nâng cao nhận thức.
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, không ít người ban đầu “bước vào nghề” với ý nghĩ chỉ làm một thời gian ngắn rồi thôi, thậm chí chỉ một lần để kiếm một khoản tiền nhất định mà mình đang cần gấp.
“Nhưng thực ra đây chỉ là trò ngụy biện vì các em không thể cưỡng được sức hút của đồng tiền nên dần dần sẽ coi đó như là kế sinh nhai. Các em sẽ phải trả giá bằng chính cuộc đời các em và gia đình sau này”, ông Linh nhận định.
Ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT)
Không chỉ mại dâm ngoài trường học, theo TS Nguyễn An, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trách nhiệm Xã hội, mại dâm cũng đã nhen nhóm và xuất hiện trong chính các trường học mà bản thân học sinh cũng không nhận thức được.
TS An lấy dẫn chứng, đã có những trường hợp học sinh bị chính thầy cô giáo trong trường học gạ gẫm quan hệ tình dục ngay tại trường học của mình và được hứa hẹn cho một số lợi ích nhất định hoặc bằng những vật chất nhỏ.
Hay có những em "chủ động" trao đổi để nhận tiền nhằm thỏa mãn nhu cầu cho bản thân như mua một chiếc điện thoại mới, đồ trang sức cho bằng bạn bằng bè.
Điển hình như câu chuyện của một học sinh lớp 11 tên T. tại một trường phổ thông ở Quảng Ninh bị dụ dỗ bán dâm nhưng lại biến thành “tú bà” nhí và sa vào tù tội.
Em này đã quen biết một người đàn ông lớn tuổi hơn mình. Mặc dù đã có gia đình nhưng người này vẫn nhiều lần gạ tình T., hứa hẹn sẽ cho T. một khoản tiền nếu quan hệ tình dục với mình nhưng T. không đồng ý. Sợ “mất lòng ông anh”, T. đã nghĩ ra cách tìm mối “gái trinh”.
Theo như thỏa thuận, T. phải tìm những thiếu nữ xinh đẹp, trẻ tuổi và đặc biệt còn trinh thì sẽ được người này cho 4 triệu đồng/ người. Chỉ vì một chút đố kỵ, T. đã tìm cách đưa B. – một bạn nữ học cùng lớp đến nhà nghỉ và cho uống thuốc ngủ, thuốc kích dục để người đàn ông này thực hiện quan hệ tình dục.
Ông An cho rằng, chính vì sự nhận thức chưa đầy đủ ở lứa tuổi vị thành niên nên ngày càng gia tăng tình trạng học sinh rơi vào tệ nạn mại dâm.
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết đã yêu cầu các Sở GD-ĐT, các nhà trường triển khai nghiêm túc công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.
Trường Giang
Theo đánh giá mới nhất của Bộ LĐ-TB&XH, hiện tượng học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia mại dâm chiếm 2% trong những vụ vi phạm tệ nạn mại dâm.