Tôi là giáo viên một trường tiểu học tại thị xã miền biển phía Nam. Tôi luôn được phụ huynh và đồng nghiệp đánh giá là giáo viên nhiệt tình,ìsailầmtrongcáchgiáodụctôitừngbịphụhuynhbạohànhtinhthầkèo bóng đá aff cup năng nổ với công việc và luôn tận tâm, hết lòng với học trò.
Năm ấy, tôi chủ nhiệm lớp 3. Trước khi nhận lớp, tôi được cô giáo lớp 1 và lớp 2 dặn dò “cẩn thận với phụ huynh em V. vì thường xuyên làm khó giáo viên”. Tôi hiểu từ “làm khó” và lời dặn dò của đồng nghiệp.
Thế nhưng tôi vẫn mắc phải sai lầm khi V. mắc lỗi. Tôi đã phạt em một roi vào mông. Lần đó, tôi được thầy tổng phụ trách gọi lên phòng cho biết: “Lớp cô có 3 học sinh thường xuyên trèo cây, leo bờ tường để trốn xếp hàng ra về. Đây là lần thứ 3 rồi, cô cần phải chấn chỉnh lại nề nếp”. Dù chưa xem tên em nào vi phạm nhưng tôi cũng đọc ngay ra tên 3 em đấy vì 2 lần trước các em vi phạm tôi đã nhắc nhở.
Có lẽ do tôi chỉ nhắc nhở các em không được leo tường, trèo cây để chạy ra đường nên các em mới không sợ và liên tục tái phạm. Lần thứ 3, tôi quyết định phạt roi. Tôi chỉ nghĩ đơn giản: “Mình phạt roi vào mông các bé cũng như mẹ dạy con ở nhà, chắc phụ huynh cũng không làm khó đâu”.
Tôi gọi từng bé đến và dùng cây thước gỗ nói: “Bức tường rào cao như thế, các em leo lên cây rồi đu lên tường để phóng xuống đất. Nếu chẳng may ngã sẽ bị chấn thương thì sao? Đây là lần thứ 3 vi phạm, để cô phạt một roi còn hơn ba mẹ đẻ con lành mà nuôi con què”. Nói rồi tôi đánh mỗi trò một roi vào mông và cho về chỗ ngồi.
Vài ngày sau, khi tôi đang dạy trên lớp, ba của V. đứng ngoài cửa nhìn V. và hỏi vọng vào: “Có phải cô này đánh mày không con?”. Sau cái gật đầu xác nhận của V., người đàn ông tiến vào lớp chỉ ngón tay thẳng vào mặt tôi nói lớn: “Tại sao cô đánh con tôi? Hôm qua tôi đi siêu âm, khám bác sĩ rồi, tim gan, phèo phổi con tôi có làm sao thì cô chết với tôi”.
Dù nghĩ phạt một roi vào mông mà đi siêu âm tim, gan, phổi thì thật lạ nhưng tôi không dám nói gì và cũng không có cơ hội để nói trước vẻ hung hăng của phụ huynh.
Tưởng câu chuyện đã khép lại ở đó vậy nhưng ngày hôm sau cũng vị phụ huynh ấy bước thẳng vào lớp khi tôi đang dạy trước ánh mắt tròn xoe, sợ hãi của đám học trò và của cả tôi nữa. Cũng vẫn chỉ tay thẳng vào mặt tôi như lần trước nói: “Tôi về hỏi con tôi, cô có chấm bài cho con không? Nó nói có. Con giơ tay cô có gọi không? Nó nói là có. Không thì cô chết với tôi!”.
Phụ huynh của tôi làm nghề đi biển, cả tuần mới vào bờ một lần. Bởi thế, khi vào bờ, bố của em V. lại đến lớp và xông vào nơi tôi đang giảng dạy, tiếp tục mạt sát bằng những điều đã nói mấy hôm trước. Vẫn những ngôn từ và hành động chỉ tay vào mặt ấy.
Tôi chỉ biết im lặng trước sự xúc phạm và hung hãn ấy. Tôi không dám báo nhà trường vì xét cho cùng, tôi phạt roi con họ là đã sai trước. Im lặng, nhẫn nại để cho sự việc qua nhanh.
Vài tuần sau, vào ngày thứ 7, học trò nghỉ học còn nhà trường đang tổ chức họp hội đồng. Lúc này, tôi thấy thấp thoáng bóng dáng vị phụ huynh ngoài cửa lớp. Tim tôi bắt đầu đập loạn xạ vì lo sợ. Thầy hiệu trưởng ra tiếp chuyện, sau đó mời tôi vào phòng gặp riêng.
Thầy không lớn tiếng hay cáu giận tôi. Thầy chỉ ân cần hỏi chuyện và nói với tôi: “Phụ huynh đang hăm dọa sẽ kiện lên các cấp. Ngày mai, tỉnh về công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 2 mà có đơn kiện sẽ không hay”.
Tôi nghĩ đến thầy, nghĩ đến công lao của nhiều đồng nghiệp đang cố gắng từng ngày để xây dựng danh tiếng, hình ảnh của nhà trường. Lẽ nào vì chuyện này bị xóa sạch thành tích? Tôi rủ thêm một đồng nghiệp thân cận đến nhà em V. để xin lỗi.
Chúng tôi vừa được bà nội bé V. mời ngồi, vị phụ huynh ấy xông thẳng lại chỉ tay vào mặt tôi tiếp tục chửi (trước mặt cậu học trò của tôi đang đứng lấm lét nhìn): “Cô có quyền gì mà đánh con tôi? Trông cô cũng dễ thương mà sao cô ác quá vậy?
Dù bất cứ lý do gì, cô cũng không được phép đánh nó. Con tôi có chửi vào mặt cô, cô cũng không được đánh nó. Nó có đánh vào mặt cô, cô cũng không được đánh nó…”.
Chị đồng nghiệp bức xúc đứng lên kéo tay tôi về. Tuy nhiên, tôi nghĩ về thầy hiệu trưởng, về trường, về đồng nghiệp nên cố ngồi lại để chân thành xin lỗi. Có lẽ thấy con trai mình có hành động quá đáng với giáo viên, bà nội bé V. nói: “Con tôi nóng tính lắm. Hai cô đừng chấp nó. Tôi xin lỗi. Hai cô cứ về đi, sẽ không có đơn thư nào cả”.
Sau câu chuyện của tôi, không ít đồng nghiệp nói với nhau, muốn yên ổn cứ mặc kệ mọi chuyện. Giờ học trò học hay không, ngoan hay hư cũng mặc kệ vì nếu mình nghiêm khắc quá cũng có ngày "chuốc họa vào thân".
Câu chuyện đã xảy ra nhiều năm trước nhưng vẫn cứ như một vết xước trong tim tôi, khiến tôi không thể nào quên. Thời gian gần đây, trên mạng xã hội cũng xảy ra khá nhiều vụ việc bạo hành của giáo viên đối với học trò. Có những chuyện thầy cô thật sự đáng trách nhưng có những chuyện nếu chỉ xem qua một vài hình ảnh cũng không thể hiểu rõ tường tận câu chuyện xảy ra.
Không ít người có thói quen bình luận, mạt sát "theo phong trào" bằng những ngôn từ đao to búa lớn. Thầy cô trở thành tội đồ. Không ít giáo viên chia sẻ họ có tâm trạng chán nản, căng thẳng và xu hướng bỏ nghề. Họ có quá nhiều áp lực, trách nhiệm trong khi quyền hạn bị bó chặt.
Cát Tường (Giáo viên tiểu học)
Giáo dục không chỉ là truyền thụ tri thức, quan trọng hơn là giúp hình thành và hoàn thiện nhân cách thế hệ học trò. Khi người thầy bị tước hết các công cụ kỷ luật học sinh, e ngại sai luật sẽ có thể “buông” trách nhiệm và sự tâm huyết đối với trò, với sự nghiệp trồng người. Bạn nghĩ gì về vấn đề này, có thể gửi ý kiến ở phần bình luận của bài viết hoặc email [email protected]. Xin cảm ơn!