Em Đoàn Thị Kim Huệ,ộảnhgiãibàyáplựcthicửcuốicấpcủahọctròHảiDươtỷ số brann học sinh lớp 12E (Trường THPT Bình Giang, Hải Dương) cho hay, các thành viên trong lớp đã thực hiện bộ ảnh này để gửi đến thầy cô, cha mẹ mong muốn được lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn.
Những cô cậu học trò muốn được chia sẻ khi họ là những “người bận bịu”, bước ra khỏi nhà từ sáng sớm và trở về nhà lúc đêm muộn.
Theo Huệ, các em có những ca học thêm ngoài trường dài 2 tiếng mỗi môn, thậm chí có những ngày khoảng 3 đến 4 ca ngoài giờ học chính khóa.
“Nhìn lại, chúng em ước một ngày có nhiều hơn 24 tiếng, để đủ học, đủ chơi, đủ ngủ”, các bạn trẻ chia sẻ.
Ngoài áp lực từ việc học, lựa chọn ngành nghề, thói quen so sánh của bố mẹ cũng là vấn đề khiến các cô cậu học trò cuối cấp mệt mỏi, chán nản.
“Làm ơn hãy chấp nhận khi chúng con được là chính bản thân mình, đừng bắt ép con phải đi theo con đường khuôn mẫu của mấy người mang tên “Con người ta”.
“Mệt mỏi, stress với những suy nghĩ tiêu cực, chúng là những khối u tâm lý bên trong chúng con. Chúng con muốn đẩy chúng ra bên ngoài, nhưng không ai hiểu và lắng nghe”.
Bộ ảnh giãi bày áp lực của các học sinh cuối cấp |
Các bạn trẻ chia sẻ rằng các em không phải những "người toàn năng", do đó, việc giỏi môn này hay kém môn kia cũng là chuyện bình thường.
“Chúng con luôn khuyến khích mình hãy nghĩ rằng, điểm số không quan trọng. Nhưng, thực sự, học lệch, điểm lệch vẫn là vấn đề gây cho chúng con rất nhiều suy nghĩ tiêu cực”. Do đó, các học sinh mong được người lớn động viên, nhìn vào sự cố gắng của bản thân.
“Chúng con là ca sĩ, nhà văn, doanh nhân, nhiếp ảnh gia,... Chúng con là những thiên tài, theo cách của riêng mình” - thông điệp mà các bạn trẻ muốn gửi gắm. |
Bộ ảnh sau khi được đăng tải đã nhận được hàng chục nghìn lượt thích, bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội.
Nguyễn Loan
“Bất kỳ một sự tác động nào, nhất là đổi mới, cũng đặt ra những quan điểm trái chiều”, Bộ trưởng Nhạ nói và cho rằng các nhà giáo cũng phải đối mặt với điều này.