Ngày1-1-2014,ếnphápvàsáuluậtcóhiệulựcthihànhtừnăbxh uefa nations league Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và 6 Luật sẽ có hiệulực thi hành. Các luật này bao gồm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cưtrú; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giá trị gia tăng; Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật Khoa học và côngnghệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh; Luật Hòa giải ở cơ sở.
Chủ tịch nước Trương TấnSang ký Lệnh công bố Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ngày 8-12-2013
Hiến pháp thể hiện ý Đảng,lòng dân và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị
Hiếnpháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua tại kỳ họpthứ 6 đã kết tinh được trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhândân, thể hiện được ý Đảng, lòng dân và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị.
Với11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992), Hiếnpháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2013thực sự là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chínhtrị, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tếtrong thời kỳ mới.
Sovới Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp sửa đổi có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹthuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nướcvà chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; quy định rõ ràng, đúngđắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, cộngnghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảovệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiếnpháp.
Hiếnpháp đã thể hiện rõ hơn bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, Nhà nướcpháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tấtcả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ và chủ quyền nhân dân được thểhiện rõ hơn trong bản Hiến pháp thông qua việc ghi nhận chủ quyền nhân dân ngaytừ Lời nói đầu với quy định: "... Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành vàbảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh."
Bêncạnh đó, Hiến pháp còn quy định cụ thể hơn các phương thức để nhân dân thực hiệnquyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốchội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước mà không chỉthông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như Hiến pháp năm 1992.
Thừanhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân, Hiến pháp làm rõ nội dung quyền con người, quyền công dân, tráchnhiệm Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người,quyền công dân; bổ sung một số quyền mới là kết quả của quá trình đổi mới 25năm qua ở Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà nướcCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trên cơ sở đó, Hiến pháp sắpxếp lại các điều theo nhóm quyền để bảo đảm tính thống nhất giữa quyền con ngườivà quyền công dân.
Hiếnpháp tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước vàxã hội, trách nhiệm của Đảng trước nhân dân; khẳng định sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn và các tổ chứcchính trị-xã hội và các tổ chức khác trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiếnpháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xãhội, bảo vệ môi trường; tiếp tục bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa. Hiến pháp tiếp tục khẳng định yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiếnpháp đã khẳng định giá trị cao nhất của đạo luật cơ bản của Nhà nước, quy địnhsửa đổi Hiến pháp, trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Nhà nước cũng nhưtoàn dân trong việc bảo vệ Hiến pháp.
Đểcó căn cứ pháp lý cho việc triển khai thi hành Hiến pháp mới, Quốc hội đã banhành Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp, trong đó quy định rõthời điểm Hiến pháp mới có hiệu lực là từ ngày 1-1-2014; đồng thời quy địnhtrách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức thi hành Hiếnpháp, trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp nhằm bảo đảm Hiến pháp đượctuân thủ và chấp hành nghiêm trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quảquản lý nhà nước về dân cư
Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 5 điều trên tổng42 điều của Luật Cư trú. Luật bổ sung những quy định để góp phần khắc phục nhữngvướng mắc, bất cập nổi cộm nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nướcvề dân cư trong giai đoạn hiện nay; đồng thời, đảm bảo quyền, lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Luậtquy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm thuê, cho thuê, làm giả, sửa chữa,làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác có liên quan đến cưtrú; sử dụng giấy tờ giả về cư trú; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật vềcư trú; giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú; đồng ý cho người khácđăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cưtrú không sinh sống tại chỗ ở đó.
Đểbảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân đang cư trú tại thành phố, làm chậmtốc độ tăng dân số cơ học, giảm sức ép về các vấn đề xã hội liên quan, Luật quyđịnh tăng thời gian tạm trú để được đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phốtrực thuộc trung ương từ 1 năm lên 2 năm.
Luậtcũng đã mở rộng một số đối tượng có quan hệ họ hàng thân thích về ở với nhauthì được đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc trung ương khi được ngườicó sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình.
Đốivới trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổchức, Luật bổ sung một số điều kiện chặt chẽ hơn để khắc phục tình trạng nhiềuhộ, nhiều người nhập khẩu vào một chỗ ở mặc dù chỗ ở đó quá chật hẹp. Trường hợpđăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phảicó đủ các điều kiện sau đây: Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quyđịnh của Hội đồng Nhân dân thành phố; có xác nhận của Ủy ban Nhân dân xã, phường,thị trấn về điều kiện diện tích bình quân; được người cho thuê, cho mướn, cho ởnhờ đồng ý bằng văn bản.
Vớiquy định này, Hội đồng nhân dân thành phố sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của địaphương mình để quy định diện tích bình quân cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xãhội, bảo đảm yêu cầu quản lý dân cư tại địa phương. Trên cơ sở quy định của Hộiđồng Nhân dân thành phố, khi công dân kê khai điều kiện diện tích bình quân đểđược đăng ký thường trú thì sẽ được Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhậnvề điều kiện diện tích bình quân đó nhằm bảo đảm sự chặt chẽ, tránh việc tuỳ tiện,thiếu trung thực trong việc kê khai điều kiện đăng ký thường trú.
Góp phần chống gian lậntrong hoàn thuế giá trị gia tăng
Nộidung sửa đổi, bổ sung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giátrị gia tăng liên quan đến 7/16 điều của Luật hiện hành, gồm các nhóm vấn đề vềđối tượng không chịu thuế; giá tính thuế; thuế suất giá trị gia tăng; ngưỡngđăng ký nộp thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính thuế; khấu trừ thuế giátrị gia tăng; hoàn thuế giá trị gia tăng; giải pháp giảm thuế giá trị gia tăngnhằm hỗ trợ người có thu nhập thấp mua nhà ở và thị trường bất động sản.
Nhằmtháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Luật bổ sung quy định khấu trừ thuế giá trịgia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hóa, dịch vụ bị tổn thất; bỏ khốngchế thời hạn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào tối đa là 6tháng trong trường hợp có sai sót kể từ tháng phát sinh hóa đơn, theo đó doanhnghiệp được kê khai bổ sung vào bất kỳ thời điểm nào trước khi cơ quan thuếcông bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế;bỏ quy định thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thờicho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và khôngchịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ để đảm bảo nhất quán vớinguyên tắc chỉ khấu trừ giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng...
Đặcbiệt, để góp phần chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổiquy định về hoàn thuế do 3 tháng liên tục có số thuế giá trị gia tăng đầu vàochưa khấu trừ hết được chuyển trừ vào số thuế phải nộp của các kỳ tiếp theo vàsau tháng thứ 12 hoặc quý thứ 4 mà vẫn còn số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưakhấu trừ hết thì được hoàn thuế...
Luậtcó hiệu lực từ ngày 1-1-2014, trừ một số điều khoản quy định cụ thể về bán, chothuê, thuê mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại.
Thu hút đầu tư, khuyến khíchsản xuất kinh doanh
Sửađổi, bổ sung 12/20 điều của Luật hiện hành, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích sản xuất kinhdoanh, phù hợp với xu thế cải cách thuế của thế giới và đúng lộ trình của Chiếnlược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020; bảo đảm chính sách rõ ràng, minh bạch,đơn giản, giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và công tácquản lý thuế.
Thựchiện Chiến lược cải cách thuế đến năm 2020 làm giảm dần mức động viên, Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định từ 1-1-2014,áp dụng mức thuế suất phổ thông là 22%, doanh nghiệp có tổng doanh thu nămkhông quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất phổ thông 20% kể từ 1-7-2013. Từngày 1-1-2016, mức thuế suất phổ thông là 20% và mức thuế suất ưu đãi 20% đượcgiảm xuống còn 17%.
Nhằmđảm bảo sự nhất quán với Luật Đầu tư; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Luật sửađổi quy định đối tượng hưởng ưu đãi thuế là doanh nghiệp, căn cứ ưu đãi thuếtheo dự án đầu tư của doanh nghiệp và bổ sung thêm lĩnh vực, ngành nghề, địabàn ưu đãi.
Đào tạo, thu hút đội ngũnhân lực khoa học và công nghệ
LuậtKhoa học và công nghệ năm 2013 gồm 11 chương, 81 điều, so với Luật Khoa học vàCông nghệ năm 2000, có nhiều nội dung mới, quy định rõ hơn, hợp lý hơn, phù hợpvới yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 6 về nhiệm vụ, nguyên tắc của hoạt độngkhoa học và công nghệ, chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và côngnghệ; các cơ chế, chính sách và biện pháp đào tạo, thu hút và sử dụng hiệu quảđội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ; các biện pháp sử dụng và quản lý hiệuquả nguồn vốn ngân sách Nhà nước, khuyến khích mạnh mẽ và huy động nguồn lực xãhội cho hoạt động khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc ứng dụng kết quả nghiên cứukhoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh...
Đốivới quy định về cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhânlực khoa học và công nghệ, Luật quy định rõ các nội dung về chức danh nghiên cứukhoa học, chức danh công nghệ; quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa họcvà công nghệ; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học; ưu đãi trong việcsử dụng nhân lực, nhân tài khoa học và công nghệ; thu hút cá nhân hoạt độngkhoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm,tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh
Với8 chương, 47 điều, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh quy định nguyên tắc,chính sách, nội dung cơ bản, hình thức giáo dục quốc phòng và an ninh; nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dụcquốc phòng và an ninh.
Luậtquy định mục tiêu của việc giáo dục quốc phòng và an ninh là nhằm giáo dục chocông dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước,truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức,trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa. Công dân có quyền và trách nhiệm học tập, nghiên cứuđể nắm vững kiến thức quốc phòng và an ninh.
Nhànước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh, có chínhsách ưu tiên đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Bảo đảm chất lượng, hiệu quảcông tác hòa giải ở cơ sở
LuậtHòa giải ở cơ sở gồm 5 chương, 33 điều, quy định nguyên tắc, chính sách của Nhànước về hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên, tổ hòa giải; hoạt động hòa giải ở cơ sở;trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác hòa giải ở cơ sở... Hoạt độnghòa giải của tòa án, trọng tài, hòa giải thương mại, hòa giải lao động và hòagiải tại Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn không thuộc phạm vi điều chỉnh củaLuật.
Luậtquy định việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp,vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích củaNhà nước, lợi ích công cộng; vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịchdân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải; vi phạmpháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lývi phạm hành chính; mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theoquy định pháp luật.
Đểbảo đảm cho hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên, nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác hòa giải ở cơ sở; đồng thời phù hợp với tính chất của hoạt độnghòa giải ở cơ sở là hoạt động tự nguyện, tự quản của cộng đồng dân cư, Luật quyđịnh Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở. Ngân sách trung ươngchi bổ sung cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để hỗ trợ kinhphí cho công tác hòa giải ở cơ sở.
Theo TTXVN