Thúc đẩy phát triển các nền tảng số Make in Vietnam
Chương trình bình chọn giải thưởng Sao Khuê 2021,ínhthứcphátđộnggiảithưởngSaoKhuêrb của real giải thưởng uy tín của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, vừa được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) chính thức phát động ngày 21/1.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp CNTT Việt Nam sẽ hợp tác để nhanh chóng hình thành những hệ sinh thái số hoàn chỉnh của người Việt và cho người Việt. |
Ban tổ chức cho biết, trong năm thứ 18 được tổ chức, giải thưởng Sao Khuê sẽ tiếp tục sứ mệnh quảng bá, xây dựng thương hiệu cho ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam.
Đặc biệt, thể hiện sự ủng hộ và đồng hành của VINASA với Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng như Chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ “Make in Vietnam” do Bộ TT&TT đề ra, giải thưởng Sao Khuê 2021 có nhiều đổi mới quan trọng để đáp ứng các nhu cầu thực tiễn cũng như nhận diện và dẫn dắt các xu hướng mới.
Với thông điệp “Thúc đẩy nền tảng giải pháp số - Tiên phong phát triển các hệ sinh thái số”, điểm mới đầu tiên của chương trình giải thưởng Sao Khuê năm nay là có thêm nhóm giải thưởng “Các nền tảng chuyển đổi số”.
Sự bổ sung này, theo Tổng thư ký VINASA Nguyễn Thị Thu Giang, là sự thay đổi thiết thực để khuyến khích các doanh nghiệp CNTT đặc biệt là doanh nghiệp lớn tiên phong đầu tư phát triển các nền tảng số (bao gồm cả nền tảng dành cho các nhà phát triển và nền tảng dùng chung), để kết hợp cùng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp số nhanh chóng tạo dựng hệ sinh thái số cho Việt Nam đặc biệt trong những ngành trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số.
Bên cạnh nhóm mới – “Các nền tảng chuyển đổi số” dành cho mọi lĩnh vực, chương trình giải thưởng Sao Khuê 2021 cũng bình chọn và công nhận giải thưởng ở 5 nhóm đối tượng khác, bao gồm: “Các sản phẩm, giải pháp số”, được bình xét theo 21 lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành; “Các giải pháp công nghệ mới”, dành cho giải pháp ở mọi lĩnh vực, có ứng dụng các công nghệ AI, IoT, Big Data, Cloud, Blockchain, RPA, VR, AR, XR, in 3D...
“Các sản phẩm, giải pháp khởi nghiệp số”, không phân biệt lĩnh vực ứng dụng, được thương mại hóa chưa quá 3 năm; “Các sản phẩm, giải pháp công nghệ mới”, không phân biệt lĩnh vực ứng dụng, đã chính thức phát hành ra thị trường nhưng chưa quá 12 tháng tính đến ngày đăng ký tham gia, đã có doanh thu và hoặc đã có người sử dụng; “Các dịch vụ CNTT”, được chia theo 9 lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành.
Điểm mới thứ hai của Sao Khuê 2021 là việc gia tăng quyền lợi thiết thực cho các doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng. Cụ thể là, năm nay, Ban tổ chức sẽ tăng số lượng và chất lượng các kênh truyền thông, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được lựa chọn kênh quảng bá phù hợp với định hướng truyền thông của đơn vị mình.
Cùng với đó, một số hội thảo chuyên đề phục vụ các đề cử đạt giải sẽ được tổ chức để giới thiệu, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, VINASA sẽ kết hợp với các đối tác công nghệ để xây dựng Hệ sinh thái Sao Khuê, với mục đích kết nối và hợp tác các giải pháp, nền tảng đạt giải, hỗ trợ việc tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông, quảng bá cho các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT.
Một điểm mới nữa của Sao Khuê 2021 chính là việc chương trình sẽ có sự đồng hành của các Bộ, cục, vụ, viện, các tổ chức, hiệp hội ngành nghề có quan tâm đến ngành phần mềm và dịch vụ CNTT. “Chương trình năm nay dự kiến có sự bảo trợ từ Bộ TT&TT, Bộ KH&CN và một số bộ liên quan có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ chính trong chuyển đổi số theo ngành, lĩnh vực”, đại diện Ban tổ chức chia sẻ.
Trao giải thưởng Sao Khuê 2021 vào giữa tháng 4
Đề cập đến những đổi mới của Sao Khuê 2021, Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, người đã giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Bình chọn Sao Khuê qua nhiều năm, nhận định: Có thể thấy rõ, qua từng năm tổ chức, giải thưởng Sao Khuê đều có những đổi mới: từ việc điều chỉnh về lĩnh vực, đối tượng… hay hệ thống tiêu chí đánh giá, rồi cập nhật đội ngũ các chuyên gia công nghệ. Điều này không chỉ thể hiện tâm huyết của Ban tổ chức, mà còn cho thấy quá trình không ngừng tự hoàn thiện của giải thưởng.
“Chúng ta đang hướng tới kiến tạo những không gian số, trên nền tảng các hệ sinh thái số. Với những thay đổi từ giải thưởng Sao Khuê, tôi kỳ vọng các doanh nghiệp CNTT Việt Nam sẽ hợp tác cùng nhau, tận dụng tối đa sức mạnh của nhau để nhanh chóng hình thành những hệ sinh thái số hoàn chỉnh của người Việt và cho người Việt, giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia, nhanh chóng đưa Việt Nam thành một quốc gia hùng cường”, Tiến sĩ Mai Liêm Trực chia sẻ.
Theo kế hoạch, việc thẩm định số liệu và sơ loại hồ sơ tham gia chương trình bình chọn giải thưởng Sao Khuê 2021 dự kiến diễn ra vào ngày 13/3/2021. Vòng thẩm định sẽ được tổ chức trong 2 ngày 16, 17/3/2021, trước khi Hội đồng bình chọn Chung tuyển họp để thống nhất các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT đạt tiêu chuẩn và xuất sắc nhất để công nhận “Danh hiệu Sao Khuê” và danh hiệu “Top 10 Sao Khuê”. Lễ công bố và trao danh hiệu Sao Khuê 2021 sẽ diễn ra vào giữa tháng 4/2021.
Các doanh nghiệp có thể đăng ký các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tham gia Chương trình bình chọn giải thưởng Sao Khuê 2021 từ nay đến hết ngày 12/3/2021. Thông tin chi tiết về hồ sơ và hướng dẫn tham dự được Ban tổ chức đăng tải trên website chính thức của chương trình tại địa chỉ http://giaithuongsaokhue.vn.