Kênh tiêu thụ nhãn lồng mới của nông dân Hưng Yên
Với mục tiêu tăng cường quảng bá,ởiđộngđưanhãnvànôngsảnHưngYênlêncácsànthươngmạiđiệntửkết quả giải bóng đá argentina xúc tiến thương mại sản phẩm nhãn và các mặt hàng nông sản của Hưng Yên với thị trường trong và ngoài nước, ngày 15/7, UBND tỉnh Hưng Yên phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021.
Các đại biểu dự hội nghị thực hiện nghi thức khởi động chương trình đưa nhãn và nông sản Hưng Yên lên sàn thương mại điện tử. |
Chia sẻ bên lề hội nghị, ông Nguyễn Tiến Nên, Giám đốc Hợp tác xã nhãn lồng xã Quảng Châu, thành phố Hưng Yên cho biết, năm 2021 là năm đầu tiên đơn vị này đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch điện tử.
Tổng sản lượng nhãn của các thành viên Hợp tác xã nhãn lồng xã Quảng Châu dự kiến đạt khoảng từ 3.000 – 3.500 tấn. Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Nên kỳ vọng kênh tiêu thụ mới – qua các sàn giao dịch điện tử sẽ hỗ trợ tiêu thụ khoảng 50% tổng sản lượng cho các thành viên Hợp tác xã.
“Chúng tôi đã làm việc cụ thể với các sàn giao dịch điện tử, đã được hướng dẫn về cách thức đóng gói, giới thiệu và bán sản phẩm. Phương thức kinh doanh mới này chắc rằng sẽ giúp tiêu thụ và quảng bá thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên ra các thị trường”, ông Nên cho hay.
Năm nay là năm đầu tiên nhà vườn Tuấn Tuyết, thôn Lê Như Hổ, xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên mở kênh bán hàng qua sàn thương mại điện tử. |
Lần đầu mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm từ trực tiếp qua thương lái sang trực tuyến trên sàn thương mại điện tử, ông Đỗ Văn Tuấn, chủ nhà vườn Tuấn Tuyết ở thôn Lê Như Hổ, xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên đã được đội ngũ nhân viên sàn Postmart của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) hướng dẫn cách tạo gian hàng, chụp ảnh và đăng bán sản phẩm, theo dõi đơn hàng trên sàn...
“Gia đình tôi mới tiếp cận cách thức bán hàng qua sàn thương mại điện tử nên còn nhiều bỡ ngỡ. Chúng tôi mong rằng phương thức mới này sẽ giúp hộ mình tiêu thụ nhãn lồng nhanh và được giá hơn các năm trước”, ông Đỗ Văn Tuấn bộc bạch.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, sản lượng nhãn của Hưng Yên năm nay dự kiến đạt khoảng 50.000 - 55.000 tấn, cao hơn năm ngoái từ 15 - 20%, trong đó hơn 60% được sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP.
“Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, đây là một tin vui với nông dân tỉnh Hưng Yên, song cũng đặt ra thách thức cho việc đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho bà con”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định.
Thứ trưởng cũng cho biết, với chủ trương đa dạng hóa hình thức tiêu thụ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ hợp tác với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan mở rộng cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại, chú trọng khai thác các nền tảng số để tiêu thụ nông sản trên thị trường trong nước. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam trên khắp các thị trường quốc tế.
Postmart, Vỏ Sò sẽ hỗ trợ nông dân Hưng Yên tiêu thụ 1.800 tấn nhãn
Đáng chú ý, trong khuôn khổ Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021, Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên đã ký kết hợp tác hỗ trợ đưa nhãn và nông sản của tỉnh lên các sàn thương mại điện tử Postmart, Sendo, Shopee và Vỏ Sò.
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên và các sàn Postmart, Vỏ Sò, Sendo, Shopee ký kết hợp tác hỗ trợ tiêu thụ nhãn và nông sản của tỉnh. |
Thông tin với ICTnews, đại diện Vietnam Post cho hay, bắt đầu từ ngày 15/7, những trái nhãn lồng Hưng Yên đầu tiên đã được nông dân địa phương đưa lên bán trên sàn Postmart. Vietnam Post đặt mục tiêu hỗ trợ Hưng Yên tiêu thụ khoảng 3-5% sản lượng, tương đương 1.500 tấn nhãn qua sàn Postmart.
Để giúp nông dân Hưng Yên tiêu thụ nhãn theo một phương thức mới - trên môi trường số, ngay từ tháng 6, Vietnam Post đã xuống trực tiếp nhà vườn để hướng dẫn các hộ nông dân, hợp tác xã cách thức bán hàng qua sàn thương mại điện tử.
Theo Phó Tổng giám đốc Vietnam Post Chu Thị Lan Hương, tính đến ngày 15/7, đã có hơn 400 nhà cung cấp là các hộ gia đình, hợp tác xã trồng nhãn của Hưng Yên tham gia bán hàng trên sàn Postmart. Không chỉ có nhãn tươi, các nhà cung cấp còn có nhiều mặt hàng đưa lên sàn như long nhãn, mật ong hoa nhãn, giấm nhãn, các chế phẩm khác từ nhãn.
Vietnam Post dự kiến sẽ đẩy mạnh kênh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản qua đường hàng không để nhiều hơn nữa khách hàng quốc tế có cơ hội thưởng thức đặc sản nhãn lồng Hưng Yên.
Với Viettel Post, doanh nghiệp này đã lên kế hoạch triển khai chương trình đồng hành, hỗ trợ tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên dự kiến kéo dài đến giữa tháng 8. Mục tiêu Viettel Post đặt ra trong cả vụ là hỗ trợ tiêu thụ khoảng 300 tấn nhãn và hướng dẫn 200 hộ gia đình đưa sản phẩm lên sàn Vỏ Sò.
Để mua đặc sản nhãn lồng Hưng Yên qua sàn Vỏ Sò, người tiêu dùng có thể truy cập vào trang web Voso.vn hoặc qua ứng dụng di động Voso. Viettel Post cũng dự định áp dụng mức phí vận chuyển nhãn lồng Hưng Yên đồng giá trên toàn quốc theo combo 15.000 đồng cho 5 kg nhãn; 25.000 đồng cho 10 kg nhãn và 44.000 đồng cho 20 kg nhãn. Đặc biệt, người tiêu dùng trên toàn quốc sẽ nhận được đơn hàng nhãn Hưng Yên trong thời gian không quá 48 tiếng từ thời điểm đặt hàng.
Còn với Sendo, sàn thương mại điện tử này dự kiến sẽ khởi động chương trình hỗ trợ tiêu thụ nhãn Hưng Yên từ ngày 23/7, thông qua những lễ hội nông sản được tổ chức hàng tuần.
Vân Anh
Vải thiều Hải Dương, dưa hấu Quảng Bình và mít Thái của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là 3 loại nông sản có tính mùa vụ đầu tiên được Vietnam Post chọn hỗ trợ nông dân tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử Postmart.