Chiều 30/8,ộTTTTcùngBộKHĐThợptácpháttriểnkinhtếsốdiễn biến chính newcastle gặp tottenham tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ KH&ĐT về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sốvà thúc đẩy phát triển kinh tế số. Theo đó, lãnh đạo Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT), Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT) đã đại diện 2 Bộ ký kết thỏa thuận.
Lễ ký kết được thực hiện ngay tại phiên họp chuyên đề lần thứ 2 của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số. Phiên họp diễn ra với chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực”.
Chia sẻ tại lễ ký kết, ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số doanh nghiệp nói riêng luôn được Chính phủ xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để hiện thực hóa các đột phá chiến lược đã được Đảng và Nhà nước thông qua. Nội dung trong đó là lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ số.
“Chuyển đổi số doanh nghiệp chính là cách hỗ trợ doanh nghiệp nhanh nhất, kịp thời nhất, hiệu quả nhất, từ đó nâng cao năng lực, sức cạnh tranh, khả năng thích ứng cũng như phát triển doanh nghiệp, giúp họ phù hợp hơn với xu thế vận động mới, bối cảnh mới, tình hình mới. Đây chính là nhân tố quan trọng để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nhận định.
Để hỗ trợ chuyển đổi số các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ tháng 1/2021, Bộ KH&ĐT đã huy động nguồn lực trong và ngoài nước, phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ TT&TT và các địa phương để triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 với nhiều nội dung cụ thể, bước đầu gặt hái được những kết quả tích cực, đáng ghi nhận.
Theo kết quả khảo sát gần đây trong Báo cáo thường niên về chuyển đổi số doanh nghiệp do Bộ KH&ĐT thực hiện, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về sự cần thiết của chuyển đổi số.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn bước vào giai đoạn chuyển đổi số, với trọng tâm là công tác số hóa dữ liệu, chuẩn hóa quy trình, ứng dụng công nghệ số, tiến tới chuyển đổi số trên phạm vi rộng và đồng bộ hơn.
Đây là kết quả đáng ghi nhận về những nỗ lực và sự cố gắng không mệt mỏi, khát vọng thay đổi và vươn lên của chính các doanh nghiệp, cùng sự hỗ trợ hiệu quả của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được vẫn còn khiêm tốn, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình chuyển đổi số.
Thông qua thỏa thuận hợp tác vừa ký kết với Bộ TT&TT, Bộ KH&ĐT mong muốn cụ thể hóa hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước. Điều này nhằm giúp hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp và phát triển kinh tế số diễn ra ngày càng hiệu quả, chất lượng.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, kinh tế số muốn phát triển phải có đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp công nghệ số năng động, xông xáo, phải dựa vào doanh nghiệp công nghệ số. Doanh nghiệp công nghệ số cũng phải dựa vào sự phát triển của kinh tế số, thông qua kinh tế số mà phát triển.
Kinh tế số đã và đang đóng vai trò ngày một quan trọng và trở thành động lực chính để phát triển kinh tế, đặc biệt là trong và sau khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra. Phát triển kinh tế số bao gồm phát triển lĩnh vực công nghiệp ICT và phát triển kinh tế số ngành. Về lâu dài, kinh tế số ngành sẽ là chính.
Người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, Việt Nam cần thúc đẩy chuyển đổi số để tạo ra kinh tế số trong từng ngành, từng lĩnh vực, đưa dữ liệu và công nghệ số thẩm thấu một cách tự nhiên, mặc định vào từng hoạt động của nền kinh tế.
Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một chặng đường dài, thiên về ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu. Bởi vậy, đặc điểm dân tộc, ngữ cảnh đất nước, đặc thù của từng ngành sẽ là yếu tố quyết định. Bài toán Việt Nam thì tạo ra lời giải và sản phẩm Việt Nam, tạo ra cách tiếp cận Việt Nam. Việt Nam phải đi con đường của mình, và vì đi con đường Việt Nam, chúng ta có cơ hội tiến lên đi đầu.
8 nội dung phối hợp giữa Bộ KH&ĐT và Bộ TT&TT-Xây dựng, hoàn thiện và thống nhất sử dụng chung Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp lớn.
-Tổ chức và triển khai đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nhằm cập nhật, nâng cao nhận thức và kỹ năng chuyển đổi số cho lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp theo các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của hai bộ.
-Triển khai xây dựng, phát triển, duy trì mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; tổ chức đào tạo, phát triển mạng lưới tư vấn viên.
-Thúc đẩy phát triển các nền tảng số, các giải pháp công nghệ để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.
-Xây dựng các văn bản, tài liệu hướng dẫn, báo cáo liên quan đến hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp.
-Trao đổi, chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu phục vụ công tác triển khai, quản lý, thống kê, theo dõi đánh giá các chính sách, hoạt động, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy phát triển kinh tế số như: Chia sẻ và đồng bộ thông tin của Mạng lưới tư vấn viên để phục vụ việc đánh giá, công nhận hoặc hủy bỏ công nhận đối với tư vấn viên vào Mạng lưới tư vấn viên chuyển đổi số doanh nghiệp trên các cổng thông tin dbi.gov.vn và digital.business.gov.vn; chia sẻ và sử dụng chung các tài liệu đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cho doanh nghiệp; chia sẻ thông tin và phối hợp tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy phát triển kinh tế số.
-Triển khai các nghiên cứu, báo cáo, khảo sát, đề xuất xây dựng các chính sách, chương trình, dự án liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy phát triển kinh tế số.
-Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về chuyển đổi số doanh nghiệp; phối hợp thúc đẩy các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về chuyển đổi số doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế số.