Cụ thể,ốcgiànhthêmthắnglợivềtrítuệnhântạotrướcMỹbong da wap.wap dữ liệu trong một thập kỷ trên ghi nhận Trung Quốc với 38.210 hồ sơ, chiếm 70% tổng số hồ sơ được nộp (54.000 hồ sơ). Mỹ đứng thứ hai với 6.276 hồ sơ, kém hơn khoảng 6 lần.
Tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, những quốc gia có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm cao nhất về số đơn xin cấp bằng sáng chế ở mức 56%.
Sự bùng nổ về trí tuệ nhân tạo tổng hợp (GenAI) sau màn ra mắt của ChatGPT vào cuối năm 2022. Chỉ tính riêng năm 2023, có 25% số bằng sáng chế được đăng ký liên quan đến công nghệ này.
Thị trường Trung Quốc cũng không nằm ngoài xu hướng chung. Đến nay, các doanh nghiệp đại lục đã giới thiệu hơn 200 mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Theo thống kê, trong danh sách 10 công ty nộp đơn xin cấp bằng sáng chế GenAI hàng đầu, có tới 6 công ty đến từ Trung Quốc.
Những cái tên được nhắc tới bao gồm Tencent Holdings, Alibaba Group, ByteDance, Baidu, Ping An Insurance và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Tencent có trụ sở tại Thâm Quyến được xếp hạng là công ty nộp đơn xin cấp bằng sáng chế GenAI nhiều nhất thế giới, với 2.074 hồ sơ. Baidu, Alibaba và ByteDance lần lượt có 1.234, 571 và 418, đứng ở vị trí thứ 3, 6 và 9 trong danh sách.
Các công ty hàng đầu khác trong lĩnh vực là IBM, Alphabet, Microsoft của Mỹ và Samsung Electronics của Hàn Quốc.
Báo cáo của WIPO cho biết những công nghệ được cấp bằng sáng chế GenAI ứng dụng trong các lĩnh vực như khoa học đời sống (nhiều hồ sơ nhất), cũng như quản lý tài liệu, giải pháp kinh doanh, công nghiệp và sản xuất, vận tải, an ninh và viễn thông.
Trong khi đó, Hội nghị AI lớn nhất Trung Quốc sẽ khai mạc ngày hôm nay (4/7) khi các doanh nghiệp công nghệ được kỳ vọng giới thiệu những công nghệ có thể rút ngắn khoảng cách với quốc gia đang dẫn đầu là Mỹ.
Đây là sự kiện lần thứ 7 được tổ chức, với hơn 1.500 sản phẩm AI được giới thiệu. Trước đó, vào đầu tuần này, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua nghị quyết do Trung Quốc đề xuất, kêu gọi cộng đồng quốc tế xây dựng môi trường kinh doanh phát triển AI “tự do, cởi mở, toàn diện và không phân biệt đối xử”.
(Theo SCMP, Yahoo Finance)
Trung Quốc tăng 20% hiệu suất đào tạo AI mà không cần chip NvidiaGã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent cho biết, đã tìm ra cách thức cải thiện 20% hiệu suất đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).