Kết hôn với một người Singapore,ánhmìViệtbántạinhàriêngởSingaporegâysốtthựckháchchờcảtiếxembd.live bà Bành Thị Huệ đã định cư ở đảo quốc sư tử từ năm 2009 và có 2 người con, theoAsian One.
Bà từng làm việc cho một nhà hàng Việt trong khoảng 10 năm trước khi ra ngoài mở quầy bánh mì. Nhưng kế hoạch không diễn ra như dự định.
Chi phí thuê nhà tăng cao cộng với bất đồng quan điểm với chủ nhà khiến bà không thể tiếp tục. Bà quyết định bán đồ ăn tại nhà.
“Sau khi đóng quầy, tôi và chồng đã tìm hiểu thêm về cách kinh doanh tại nhà. Chúng tôi đã chi khoảng 3.000 SGD (56,7 triệu đồng) để mua trang thiết bị”.
Đó là cách mà thương hiệu Huệ Bánh Mì ra đời tại căn hộ 4 phòng của gia đình ở phố Choa Chua Kang.
"Kế hoạch là nếu kinh doanh không thành công, chúng tôi sẽ bán hết toàn bộ thiết bị.
Không ngờ rằng, sau hơn 1 năm, việc bán hàng vẫn rất tốt. Vào những ngày cuối tuần, chúng tôi có thể bán tới 60 chiếc bánh mì/ngày", bà Huệ cho biết.
Thực ra, quầy bánh mì tại nhà của bà mẹ gốc Việt nổi tiếng là nhờ video của một khách hàng lan truyền trên TikTok.
Đoạn clip do người dùng TikTok ninjabread đăng tải vào tháng 9 năm nay, kể rằng cơn thèm đồ ăn Việt Nam của cô bất ngờ đưa cô "vào nhà một người lạ".
Đoạn clip cũng mô tả một cách hài hước sự ngượng ngùng của cô khi phải đợi đồ ăn trong phòng khách của gia đình bà Huệ. Kể từ đó, đoạn video thu hút hơn 40.000 lượt thích trên TikTok.
Theo bà chủ, hiện tại, khách hàng của bà sẵn sàng chạy xe rất xa từ Orchard, Tampines đến để mua bánh mì Việt Nam.
Thực đơn được bà mở rộng thêm, không chỉ có bánh mì Việt, mà còn có các món như nem rán, thịt bò hầm.
Ngoài cách đặt đơn qua các ứng dụng giao đồ ăn, khách cũng có thể tới tận nhà bà để mua đồ ăn mang về.
Tuy nhiên, bà khuyên khách hàng nên đặt hàng trước vì thời gian chờ đợi cho các đơn hàng không đặt trước có thể mất tới 1 tiếng đồng hồ trong giờ cao điểm.
Một cặp đôi khách hàng tới tận nơi mua bánh mì chia sẻ rằng, họ đã lái xe 50 phút chỉ để mua được món bánh mì Việt của bà Huệ.
Thực ra, trước khi bắt đầu kinh doanh, bà đã lo lắng về việc liệu những chiếc bánh mì Việt Nam có phù hợp với khẩu vị của người dân địa phương hay không.
Sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng bà đã tìm ra một công thức mà bà tin sẽ giữ được hương vị truyền thống của bánh mì Việt Nam nhưng cũng phù hợp với khẩu vị của người địa phương.
Bà tiết lộ, việc chuẩn bị nhiều nguyên liệu khác nhau cho món bánh mì, chẳng hạn như dưa chua và nước sốt, là một quá trình tỉ mỉ khiến nhiều hôm bà phải thức đến tận 3h sáng.
"Quan trọng nhất là nguyên liệu phải ngon, nếu không khách hàng sẽ không quay lại", bà chủ quán bánh mì tại nhà khẳng định.