NSƯT Lệ Giang là giảng viên khoa Âm nhạc truyền thống,ƯTLệGiangHạnhphúcbênchồngnghệsĩchơiđànđếnkhimắtmờkét qua bong da hom nay Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Nghệ sĩ đã mang đàn bầu tới hơn 80 quốc gia trên thế giới trong suốt hơn 30 năm theo nghề.
Lựa chọn con đường nhiều chông gai, khổ luyện, NSƯT Lệ Giang luôn đau đáu về việc làm sao để đưa cây đàn bầu nói riêng và nhạc cụ dân tộc nói chung tới gần hơn với giới trẻ hiện nay. Trong chương trình hòa nhạc Điều còn mãinăm nay, NSƯT Lệ Giang sẽ mang đến sự kết hợp đặc biệt giữa đàn bầu - nhạc cụ dân tộc truyền thống Việt Nam với nhạc cụ phương Tây trong dàn nhạc giao hưởng.
'Điều còn mãi' sẽ là trải nghiệm đặc biệt
- Lần đầu tham gia một chương trình mang nhiều ý nghĩa vào dịp 2/9, tâm trạng của chị thế nào?
Đây là lần đầu tôi tham gia Hòa nhạc quốc gia Điều còn mãido báo VietNamNet phối hợp với công ty IBgroup tổ chức. Tôi có may mắn và vinh dự được góp mặt ở nhiều chương trình đặc biệt với các sân khấu lớn nhỏ trong và ngoài nước. Lần này cũng là một trải nghiệm đặc biệt khác của tôi bởi trong chương trình Điều còn mãi,ngoài các tác phẩm thanh nhạc còn tôn vinh những tác phẩm khí nhạc.
Thật ấn tượng khi cả Giám đốc âm nhạc và BTC đều muốn kết hợp giữa nhạc cụ truyền thống - đàn bầu với các nhạc cụ phương Tây - dàn nhạc giao hưởng qua một tác phẩm khí nhạc dành cho đàn bầu độc tấu trước giờ đã “đóng đinh” với bản phối cùng dàn nhạc dân tộc. Đây chính là sự sáng tạo của ê-kíp thực hiện và nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng khi không ngại làm mới tác phẩm.
Với tôi, hòa nhạc Điều còn mãichính là cầu nối nghệ thuật giữa hiện tại và quá khứ. Khi được chơi những tác phẩm có từ rất lâu, mang sức sống trường tồn với thời gian, nghệ sĩ có nhiều cảm xúc để thể hiện. Điều này chắc chắn sẽ đưa khán thính giả trải qua nhiều cung bậc cảm xúc đan xen, từ xúc động tới tự hào.
Về phần mình, từ lâu tôi ấp ủ, nuôi dưỡng hy vọng được tham gia một chương trình đặc biệt như Điều còn mãi. Tôi sẽ cố gắng hết sức để có thể đem đến một tiết mục thú vị tới khán giả.
- Giám đốc âm nhạc - nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng từng học đàn bầu bài bản nên chị chơi tác phẩm hẳn cũng phải cẩn trọng hơn vì sai là dễ bị 'soi'?
Trong chương trình này, tôi độc tấu tác phẩm ''Cung đàn đất nước'' của tác giả Xuân Khải cùng sự “nâng đỡ” hòa quyện với Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng sẽ thổi vào tác phẩm một làn gió mới qua kinh nghiệm dày dặn về nghệ thuật phối khí. Anh Hùng trước đây cũng học đàn bầu bài bản nên tôi nghĩ anh sẽ biết cách tôn vinh tác phẩm và dành cho cây đàn bầu nhiều đất diễn.
Ở nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng hội tụ đầy đủ sự am hiểu và tài năng làm nên một tác phẩm đáng mong chờ. Không muốn phụ lòng tin tưởng của mọi người nên tôi đang dành nhiều thời gian và tâm huyết để làm sao có cách thể hiện, trình diễn tác phẩm thật sáng tạo và cảm xúc nhất.
- Trước xu thế hội nhập lớn, âm nhạc truyền thống nói chung và đàn bầu nói riêng ít được giới trẻ quan tâm như các loại hình hiện đại khác. Là một giảng viên, chị nghĩ sao về điều này?
Bao năm miệt mài lao động nghệ thuật, tôi đã cố gắng mang cây đàn bầu của mình vươn ra khỏi dải đất hình chữ S đến với 5 châu. Tôi cũng mừng vì được bạn bè quốc tế đón nhận rất nồng nhiệt. Bên cạnh đó, tôi và các đồng nghiệp đang cố gắng đẩy mạnh quảng bá nghệ thuật truyền thống nói chung và cây đàn bầu nói riêng đến gần hơn với khán giả trong nước.
Tôi cũng hơi chạnh lòng khi phần lớn khán giả trẻ chưa quan tâm tới nhạc cụ truyền thống. Tuy nhiên, chúng ta không thể trách các bạn vì thực ra thời của họ có nhiều xu hướng và thể loại âm nhạc du nhập. Để tiếp cận giới trẻ, tôi nghĩ cần nhiều dự án học đường truyền bá, phổ cập hơn nữa về âm nhạc truyền thống và đàn dân tộc.
Rất vui nếu con theo nghề mẹ
- Chị thuộc số ít nghệ sĩ đàn bầu thành công và may mắn có thể sống với nghề, chị đau đáu gì với nghề của mình?
Tôi vẫn đau đáu làm sao có thể đào tạo ra được nhiều thế hệ nghệ sĩ tiếp nối giỏi nghề, đam mê, yêu nghệ thuật truyền thống và đàn dân tộc. Tôi rất mong được sự quan tâm hơn nữa của Chính phủ để bảo tồn và phát triển nền âm nhạc truyền thống nước nhà ngày càng vững mạnh.
- Chị sẽ chơi đàn bầu tới khi nào?
Tôi sẽ chơi đàn đến khi mắt mờ tay run.
- Khán giả thấy một Lệ Giang say sưa với cây đàn bầu trên sân khấu, còn ngoài đời chị là người thế nào?
Là người cầu toàn nên ngoài đời tôi làm bất cứ việc gì cũng phải hết sức lực của bản thân, tận tâm tận hiến với con đường đã chọn.
- Thường xuyên đi biểu diễn xa, chồng chị có khi nào phàn nàn vì vợ ít ở nhà?
Mọi người thường sợ lấy chồng cùng nghề nhưng tôi lại thấy may mắn vì điều đó. Chồng tôi là biên đạo múa của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, cả hai cùng làm nghệ thuật nên rất hiểu và chia sẻ, cảm thông cho nhau. Chồng tôi chưa từng than vãn mà luôn âm thầm chăm sóc gia đình, các con mỗi khi vợ đi công tác xa nhà. Ngược lại, tôi cũng sẽ như vậy lúc anh bận rộn với công việc. Thậm chí, cả hai còn ủng hộ, động viên nhau để làm nghề thật tốt.
- Ở vai trò người giảng dạy, truyền lửa, nghệ sĩ biểu diễn sân khấu, Lệ Giang đã làm quá tốt, còn với vai trò người vợ, người mẹ, chị chấm cho bản thân mấy điểm? Lệ Giang có muốn con nối nghiệp mình?
Tôi tự chấm mình ở thang điểm trung bình khá. Tôi thích con cái nối nghiệp cha mẹ và rất vui khi cô con gái đầu cũng đang theo học nghề của mẹ. Cháu học đàn bầu ở khoa Âm nhạc Truyền thống của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Những nét mới của Điều còn mãi 2023Hoà nhạc Quốc gia Điều còn mãi 2023 do báo VietNamNet tổ chức dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ diễn ra vào 14h ngày Quốc khánh 2/9/2023 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.