PV: Xin Bà cho biết,ộGiáodụcvàĐàotạotrảlờivềtriểnkhaiĐềábảng xếp hạng ngoại hạng bồ đào nha những hạn chế của Đề án 322, 911 sẽ được khắc phục thế nào khi triển khai Đề án 89?
- PGS.TS Nguyễn Thu Thủy:Trước hết cần khẳng định các Đề án 322 và 911 đã đạt được nhiều thành công và đóng góp đáng kể cho mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên các cơ sở giáo dục đại học. Hàng ngàn giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) có cơ hội học tập và nghiên cứu ở những quốc gia phát triển bằng ngân sách Nhà nước và đang đóng góp tích cực cho GDĐH Việt Nam.
Từ thành công và bài học kinh nghiệm của 2 đề án trên, Đề án 89 được xây dựng nhằm tiếp tục thực thi chính sách hỗ trợ phát triển đội ngũ giảng viên đại học, với tầm nhìn và mục tiêu bao quát hơn.
Bên cạnh mục tiêu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho khoảng 10% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ, Đề án còn đặt mục tiêu 80% giảng viên các trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao đạt trình độ thạc sĩ trở lên.
Một điểm nhấn khác là tăng cường giải pháp, chính sách thu hút các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đến làm việc tại các cơ sở GDĐH ở Việt Nam...
Một hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ và nguồn lực đã được đề xuất để thực hiện những mục tiêu trên, trong đó nguồn ngân sách trung ương tập trung thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách triển khai Đề án 89 và các khoản chi học bổng, học phí, các chi phí cho người học được đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ theo Đề án 89.
Thứ hai, Đề án 89 có mục tiêu dựa trên nhu cầu thực tế của cơ sở GDĐH. Hằng năm các cơ sở GDĐH phải chủ động lập kế hoạch phát triển đội ngũ, trong đó xác định nhu cầu số lượng giảng viên cần đào tạo ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ trong những ngành, lĩnh vực theo ưu tiên của nhà trường và phù hợp với quy định của Đề án theo định hướng phát triển của trường, có kế hoạch bồi dưỡng số giảng viên này đáp ứng những điều kiện của Đề án để được tham gia tuyển chọn và nhận kinh phí hỗ trợ.
Khác với Đề án 911, quy trình tuyển chọn ứng viên của Đề án 89 sẽ do các cơ sở GDĐH tự chủ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được triển khai theo cách tiếp cận là chương trình học bổng cấp cho người học nếu đáp ứng đủ các yêu cầu của Đề án 89. Cơ sở cử người đi học phải có trách nhiệm bồi dưỡng và tạo nguồn ứng viên đáp ứng các điều kiện theo yêu cầu của Đề án nếu có nhu cầu.
Cuối cùng, một điểm mới của Đề án 89 khác các đề án trước là kinh phí hỗ trợ được cấp trực tiếp cho người học để theo học tại các cơ sở đào tạo có tuy tín trong nước.
Sẽ tăng đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo
Các trường đại học có quyền tự chủ rất lớn, từ việc tuyển chọn, thu hồi tiền nếu ứng viên không trở về. Những lý do nào khiến Bộ GD-ĐT tin rằng, điều này sẽ mang lại tính khả thi và hiệu quả của Đề án?
- PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Những tồn tại, vướng mắc trước đây sẽ là bài học kinh nghiệm để Bộ GD-ĐT có những giải pháp để thực hiện Đề án 89 có hiệu quả hơn. Quy định để các cơ sở GDĐH được tự chủ về tuyển chọn và quản lý người học trong Đề án 89 căn cứ vào quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH theo Luật Giáo dục đại học.
Dự kiến đến 2025, Bộ GD-ĐT sẽ sơ kết để có được đánh giá cụ thể. Tuy vậy, việc trao quyền tự chủ gắn liền với trách nhiệm của cơ sở đào tạo sẽ góp phần làm tăng hiệu quả đầu tư của ngân sách nhà nước trong phạm vi Đề án 89 vì các lý do sau đây:
- Mục tiêu cử người đi học gắn với nhu cầu sử dụng: cơ sở GDĐH được tuyển chọn và cử giảng viên theo yêu cầu; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tập trung vào những gì cơ sở cần để nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, không dàn trải.
- Cơ sở cử đi có trách nhiệm hơn trong việc tuyển chọn đúng đối tượng vì có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý, đó là hợp đồng tạo nguồn giảng viên, là cam kết giữa người được cử đi học và cơ sở cử đi.
Vai trò của Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan là đưa ra cơ chế, chính sách và định mức để nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó chắc chắn sẽ tăng mức đầu tư cho đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đáp ứng đủ chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thí nghiệm, thực tập và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
Việc xác định và phân bổ chỉ tiêu đào tạo cho các trường sẽ được căn cứ trên những tiêu chí nào, thưa Bà? Liệu có xảy ra tình trạng mất cân bằng với nhân lực một số lĩnh vực trọng điểm?
- PGS.TS Nguyễn Thu Thủy:Việc xác định số lượng chỉ tiêu căn cứ vào kế hoạch cử người đi học của cơ sở GDĐH, trên cơ sở cân đối các ngành nghề các trường đăng ký, ngành cần đào tạo theo chính sách của nhà nước và việc phê duyệt kinh phí của Bộ Tài chính hằng năm.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn các ngành đào tạo cũng có những tiêu chí cụ thể như đối với ngành đào tạo tập trung toàn thời gian ở nước ngoài phải thuộc nhóm 500 tốt nhất trong các bảng xếp hạng ngành, lĩnh vực có uy tín của thế giới. Đối với ngành đào tạo trong nước cũng phải ở các cơ sở có kinh nghiệm và uy tín trong đào tạo và nghiên cứu khoa học thông qua số lượng nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp, số công trình khoa học đã công bố tính trên đầu giảng viên và số lượng cán bộ giảng dạy có chức danh danh giáo sư, phó giáo sư.
Đối với đào tạo nhân lực cho một số lĩnh vực được xác định là trọng điểm thì ngoài việc quy định đào tạo trình độ thạc sĩ chỉ dành cho các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao; quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Thông tư 25 về hướng dẫn triển khai Đề án 89 có ghi rõ “Đào tạo trình độ tiến sĩ tất cả các ngành; ưu tiên những ngành được xác định cần tập trung đào tạo trong chiến lược phát triển nhân lực trình độ cao của Việt Nam ở từng thời điểm cho đến năm 2030 và trong giai đoạn tiếp theo”.
Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện xác định ngành và lĩnh vực đào tạo trọng điểm trong từng giai đoạn theo Quyết định 89.
Một vấn đề được nhiều người quan tâm là cơ chế hỗ trợ với các ứng viên trong quá trình học tập và sau khi trở về. Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính đã có những dự tính gì về cơ chế học phí và học bổng cho người học?
- PGS.TS Nguyễn Thu Thủy:Một trong những nhiệm vụ, giải pháp của Đề án đã được ghi rõ trong Quyết định số 89 là tăng mức đầu tư cho đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đáp ứng đủ chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thí nghiệm, thực tập và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đó, Bộ GD-ĐT đang cùng với Bộ Tài chính, nghiên cứu rà soát các nội dung chi và mức chi cho người học trong quá trình đào tạo để bảo đảm thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đây cũng là một trong những hạn chế mà Đề án 911 từng gặp phải. Do mức kinh phí hỗ trợ học tập và nghiên cứu thấp nên học bổng của Đề án 911 trước đây thường là lựa chọn cuối cùng của nhiều ứng viên có đủ năng lực sau khi họ không có cơ hội tiếp nhận các học bổng khác. Nếu mức kinh phí hỗ trợ của Đề án 89 tiếp tục không thay đổi trong khi yêu cầu ràng buộc trách nhiệm của người học và của cơ sở cử đi nhiều hơn thì không thể thu hút được ứng viên tham gia tuyển chọn, dẫn đến khó có thể nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước.
Cơ chế quản lý và cấp phát học bổng của Đề án 89 cũng có thay đổi so với Đề án 911 khi kinh phí hỗ trợ học tập và nghiên cứu sẽ được cấp trực tiếp cho người học, trừ học phí của cơ sở đào tạo ở nước ngoài được chuyển thẳng cho cơ sở đào tạo.
Cấp học bổng từ đầu năm 2022
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học |
Riêng năm 2021, đã có hơn 1.000 giảng viên đăng ký học tiến sĩ theo Đề án 89. Thời gian sớm nhất mà họ có thể được hưởng lợi từ Đề án này là bao giờ?
- PGS.TS Nguyễn Thu Thủy:Do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 trong năm 2020, 2021, nguồn ngân sách nhà nước được ưu tiên đầu tư cho chống dịch, đồng thời việc đi lại ở trong nước cũng như lưu thông giữa các nước bị hạn chế nghiêm trọng.
Theo dự kiến, nhóm người học đầu tiên được cấp học bổng theo Đề án có thể bắt đầu từ tháng 2/2022. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tích cực cùng phối hợp cùng Bộ Tài chính đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ chế quản lý và cấp phát kinh phí của Đề án 89 để bảo đảm cho việc triển khai Đề án 89 trong năm 2022.
Đề án 89 còn nhắc đến mục tiêu thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao (khoảng 1.500 người). Về mục tiêu này, Bộ GD-ĐT đã có những dự tính gì?
- PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Việc thu hút và trọng dụng những đối tượng này đã được đề cập tại nhiều văn bản pháp luật như: Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Giáo dục đại học và một số Nghị định của Chính phủ, quy định của Bộ GDĐT và các bộ, ngành liên quan. Thực tế, có nhiều địa phương và cơ sở GDĐH đã và đang triển khai hiệu quả những chính sách thu hút đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao.
Mặc dù vậy, chính sách đưa ra nhiều nhưng chưa đủ mạnh để khuyến khích các nhà khoa học, trí thức Việt Nam về nước, đóng góp nhiều hơn, như liên quan đến đãi ngộ đối với cá nhân và gia đình các nhà khoa học còn nhiều hạn chế; môi trường nghiên cứu, học thuật chưa được thuận lợi, chưa chuyên nghiệp nên kết quả chưa được như mong đợi.
Bộ GD-ĐT tiếp tục phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút, sử dụng có hiệu quả các nhà khoa học, trí thức Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài đến công tác tại các cơ sở GDĐH, trong đó có việc hoàn thiện và trình Chính phủ dự thảo để chuẩn bị ban hành Nghị định quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở GDĐH nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ và góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại đây.
Xin cảm ơn Bà!
Bộ GD-ĐT mới đây đã bạn hành Thông tư hướng dẫn triển khai Đề án 89.