Smartphone,àibướcđơngiảnnângcaotínhbảomậtchothiếtbịkqbd tr tablet biết nhiều thứ về bạn. Chúng theo dõi địa điểm, xử lý các cuộc gọi, tin nhắn, email, ảnh, video, chúng biết khi nào bạn lên mạng, người quen của bạn, game và ứng dụng bạn vẫn dùng và dùng trong bao lâu, thậm chí cả thói quen tiêu tiền. Nói ngắn gọn, có lẽ không ai hiểu rõ bạn hơn chiếc điện thoại đang sử dụng.
Nếu ai đó chạm tay vào một phần nhỏ dữ liệu trên thiết bị đó, họ đều có khả năng phác họa chân dung hoàn chỉnh về bạn, chiết xuất mọi thứ về cuộc sống và lợi dụng cho nhiều mục đích xấu. Để tránh các tình huống xấu nhất, bạn cần làm mọi thứ để bảo vệ thiết bị và dữ liệu.
Dùng màn hình khóa
Điều đầu tiên bạn cần làm để bảo vệ quyền riêng tư chính là dùng mã PIN hay mật khẩu. Bạn nên nhớ rằng phần lớn ứng dụng đều không mã hóa dữ liệu trên thiết bị mà chỉ khi có giao dịch. Điều đó đồng nghĩa bất kỳ ai xem được điện thoại của bạn đều trông thấy mọi thứ.
Bạn có thể mã hóa toàn bộ điện thoại Android bằng cách vào Settings > Security rồi chọn Encrypt phone. Tùy chọn khiến thiết bị của bạn trở nên “bất khả xâm phạm” trừ khi nhập mật khẩu hay mã PIN và rất đáng để cân nhắc. Nhược điểm là hiệu suất của máy sẽ bị ảnh hưởng đôi chút.
Dùng mã hóa
Phần lớn mọi người không sử dụng phương pháp mã hóa khi lưu trữ dữ liệu, gửi tin nhắn, gọi điện hay lướt web. Do đó, rất dễ để kẻ xấu tiếp cận dữ liệu và đọc nó. Nếu dùng mã hóa, về cơ bản bạn đang làm rối tung dữ liệu, chỉ ai có chìa khóa mới có thể mở nó. Dù vẫn có thể bị xâm phạm, chúng rất khó hiểu. Hiện tại, một số hãng công nghệ như Snapchat và WhatsApp đều mã hóa toàn bộ ứng dụng. Nếu muốn bảo mật cuộc gọi, bạn nên thử phần mềm như RedPhone, với tin nhắn là TextSecure. Ngoài ra, tổ chức Electronic Frontier Foundation cũng cung cấp website liệt kê chi tiết các tính năng bảo mật của từng ứng dụng phổ biến tại đây.
Dùng VPN