- Nôn ra máu là giai đoạn biến chứng nặng của giãn tĩnh mạch thực quản,ủquannônramáuvỡmạchmàkhôngbiếtài xỉu 2.5/3 là gì dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong do vỡ tĩnh mạch.
Bệnh nhân Tường Duy Nhã (70 tuổi, Hải Dương) phát hiện viêm gan B, xơ gan, ung thư gan trái từ năm 2013, ngoài ra bị tăng huyết áp và đái tháo đường.
Bệnh nhân sau đó đã được phẫu thuật và 2 lần điều trị bằng phương pháp nút mạch. Sau 3 năm, chức năng gan đã dần ổn định, kiểm tra các nốt ung thư cũng hoại tử gần hết.
Tuy nhiên thời gian gần đây, ông Nhã thường xuyên nôn ra máu. Khi chuyển lên bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân được truyền 8 đơn vị máu, dùng thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa để cầm máu tạm thời.
Khi giãn quá mức, các mạch máu trong dạ dày có thể vỡ |
Nội soi dạ dày, các bác sĩ phát hiện dạ dày bệnh nhân đã bị giãn tĩnh mạch cấp độ 4 - là nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa.
ThS.BS Lê Thanh Dũng, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Việt Đức cho biết, giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày là biến chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Tại Việt Nam, rất nhiều người bị nhưng hầu hết đến viện khi đã bị biến chứng xuất huyết, nôn ra máu, đại tiện phân đen.
"Trên 50% những người bị giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày đều có tiền sử xơ gan, trong đó có khoảng 40-70% sẽ tử vong do vỡ tĩnh mạch", BS Dũng thông tin.
Với giãn tĩnh mạch thực quản, bác sĩ có thể nội soi cầm máu, tiêm xơ hoặc kẹp clips. Các phương pháp này phần lớn bệnh viện tuyến tỉnh đều đã làm được.
Tuy nhiên với giãn tĩnh mạch dạ dày khó hơn nhiều, không thể nội soi hay kẹp clips vì tĩnh mạch nằm sâu phía dưới lại di động. Nhiều thập kỷ nay, phương pháp mổ nối hệ thống tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ để giảm áp lực tĩnh mạch đã được áp dụng.
"Mổ là phẫu thuật lớn, tương đối nặng nề với bệnh nhân, thời gian phẫu thuật lâu và không triệt để khi đường thông vẫn có nguy cơ hẹp, tắc trở lại", BS Dũng chia sẻ.
Theo đó thay vì mổ kết nối, các bác sĩ sẽ tiến hành nút mạch để bơm các chất gây xơ vào tĩnh mạch làm xơ hóa vùng giãn.
Bệnh nhân Tường Duy Nhã chính là bệnh nhân đầu tiên được áp dụng kỹ thuật này tại Việt Nam.
Các búi mạch giãn ở dạ dày được phóng to trên màn hình để các bác sĩ thực hiện nút mạch |
Các bác sĩ sẽ luồn hệ thống ống thông có bóng ở đầu (catheter balloon) đến vị trí luồng thông giữa tĩnh mạch thận với tĩnh mạch dạ dày, bơm bóng để chặn luồng thông.
Sau đó bơm chất gây xơ vào lòng búi tĩnh mạch dạ dày giãn, giúp đông cứng mạch máu, hết xuất huyết.
Sau 30 phút, các búi tĩnh mạch bị giãn sẽ xơ hoá. Các bác sĩ sẽ giữ bóng trong 2 giờ trước khi tháo để tránh trào ngược các chất gây xơ hay huyết khối vào tĩnh mạch cửa.
"Ưu điểm của kỹ thuật này là bệnh nhân có thể trở về phòng bệnh ngay, không cần theo dõi gì đặc biệt. Thậm chí bệnh nhân cũng không cần gây mê mà chỉ cần dùng giảm đau thông thường. Bệnh nhân Nhã đã ra viện sau 3 ngày được các bác sĩ thực hiện kỹ thuật này", BS Dũng cho hay.
Đặc biệt, kỹ thuật này hiện đã được BHYT đồng ý chi trả một phần, mỗi bệnh nhân sẽ chỉ còn phải đóng thêm 10-15 triệu đồng.
Thúy Hạnh