UBND TP Hà Nội vừa trả lời cử tri quận Hai Bà Trưng về dự án Nam Đại Cồ Việt do Công ty Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư trên địa bàn quận.
Cử tri quận Hai Bà Trưng đề nghị TP Hà Nội sớm có chủ trương chỉ đạo giải quyết đối với các dự án do Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư trên địa bàn quận. Trong đó,ốphậndựánnghìntỷcủaTânHoàngMinhtrênđấtvàngHàNội sin88.ú dự án Nam Đại Cồ Việt rất lâu chưa triển khai và dự án tại 94 Lò Đúc cũng đang gặp khó khăn.
Ngoài ra, riêng đối với dự án Nam Đại Cồ Việt (phường Bách Khoa), đề nghị TP tiếp tục xem xét đề nghị của cử tri tại kỳ tiếp xúc trước về giá đền bù quá thấp đối với dự án thương mại và thời hạn của dự án.
Trả lời cử tri, UBND TP Hà Nội cho biết, đối với dự án Nam Đại Cồ Việt, theo nội dung được chấp thuận tại Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 6211 ngày 6/9/2017, nhà đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Nam Đại Cồ Việt (do Công ty CP Tu tạo và Phát triển Nhà cùng Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh góp vốn thành lập).
Quy mô sử dụng đất khoảng 22.899 m2 (do có một phần diện tích đất trùng lặp với dự án bãi đỗ xe đã được tách thành dự án riêng nên diện tích thực tế của dự án là 21.204 m2). Tổng vốn đầu tư khoảng 1.345,7 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện đến quý IV/2020.
Theo UBND TP, dự án chậm tiến độ một phần do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Trong tổng số 21.204 m2 đất dự án còn khoảng 15.053 m2 (chiếm 71% diện tích) chưa hoàn thành GPMB. Nguyên nhân do không nhận được sự đồng thuận của người dân và nhà đầu tư chậm ứng kinh phí GPMB.
Dự án có quyết định thu hồi đất từ năm 2002 của UBND TP. Đến nay các quy định, chính sách về bồi thường, hỗ trợ GPMB đã có nhiều thay đổi, trải qua Luật Đất đai các năm 1993, 2003, 2013. Do vậy, năm 2017 UBND TP xem xét, đã cho phép tách 03 ô đất (1-B, VIII-A, VIII-B) ra khỏi phạm vi dự án để các hộ gia đình tự chỉnh trang nhà ở theo quy hoạch được duyệt.
Ngoài ra, UBND TP đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường về trình tự, thủ tục thu hồi đất, GPMB của dự án. Trên cơ sở ý kiến của Tổng cục, tháng 1/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản hướng dẫn UBND quận Hai Bà Trưng thực hiện theo quy định.
UBND TP cũng cho biết, về quy hoạch, năm 2020, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng đã rà soát về quy hoạch của dự án. UBND TP đã chỉ đạo thực hiện tuân thủ quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử đã được phê duyệt (thực tế UBND TP đã xem xét có Quyết định 2620 ngày 22/6/2020 điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết).
Cũng theo UBND TP, đối với công tác GPMB, giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là giá đất cụ thể (quy định tại Mục đ, Khoản 4, Điều 114 Luật Đất đai năm 2013); Việc xác định giá đất cụ thể được thực hiện đúng theo quy định, quy trình của pháp luật; có sự tương đồng và đảm bảo mặt bằng chung của các dự án trên địa bàn TP theo từng thời điểm.
Đối với dự án Nam Đại Cồ Việt ngày 18/2/2019, UBND TP có Quyết định 784 về việc phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ GPMB khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng dải đất phía Nam đường Đại Cồ Việt.
UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành 31 quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án chi tiết BT, HT&TĐC đối với 30 hộ gia đình, cá nhân và 11 tổ chức trên địa bàn phường Bách Khoa.
Về việc tiếp tục triển khai dự án, UBND TP cho biết, tiến độ thực hiện dự án đã hết (Quý IV/2020). Nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh tiến độ dự án để tiếp tục triển khai. Tuy nhiên, UBND TP nhận được kiến nghị của một số công dân liên quan đến dự án.
“Ngoài ra, dự án liên quan đến vụ án của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra. Do vậy việc xem xét phương án xử lý đối với dự án cần được tiến hành thận trọng, chặt chẽ trên cơ sở kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an”, UBND TP Hà Nội cho biết.
Những thương vụ ‘đất vàng’ kín tiếng của Tân Hoàng MinhCác đợt phát hành trái phiếu dần hé lộ sự hiện diện của Tân Hoàng Minh tại loạt dự án chậm tiến độ ở Hà Nội. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng từng sở hữu những khu "đất vàng" bị bỏ hoang nhiều năm.