Thông tin do ông Mai Văn Mười,ứckhỏecủangườingộđộccáchépmuốiủchuaởQuảngNammớinhấlucky88 best Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cung cấp chiều 21/3.
Cụ thể, bệnh nhân nặng nhất là ông H.V.Đ (57 tuổi) còn thở máy nhưng các chỉ số sinh hiệu ổn định. Ông Đ. được truyền thuốc giải độc tố Botulinum vào ngày 18/3. Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam đã hội chẩn với các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy, quyết định sử dụng thuốc kháng sinh Meronem chống nhiễm trùng đa kháng kịp thời cho trường hợp này.
Hai bệnh nhân khác được truyền thuốc giải độc là H.T.T (37 tuổi) và H.V.Đ (26 tuổi) đã cai thở máy, có thể ngồi dậy. Các ca ngộ độc Botulinum còn lại đều ổn định. Tình hình thuốc, vật tư phục vụ quá trình điều trị đã được đảm bảo đầy đủ.
Như VietNamNet đã đưa tin, Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam đã tiếp nhận liên tiếp 10 ca ngộ độc Botulinum, một người đã tử vong. Kết quả xét nghiệm cho thấy món cá chép muối ủ chua các bệnh nhân ăn có độc chất C. Botulinum type E. Đây là thức ăn truyền thống của đồng bào dân tộc địa phương.
Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử các chuyên gia hồi sức, chống độc mang theo 5 lọ thuốc giải ra Quảng Nam và sử dụng 3 lọ cho các bệnh nhân. Đây là số thuốc giải quý hiếm cuối cùng của bệnh viện, trị giá khoảng 8.000 USD/lọ.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, chỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực, phối hợp tiếp tục cứu chữa người bệnh, tìm hiểu nguyên nhân. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ chuyên môn của các bệnh viện khác, Bộ Y tế sẽ huy động.
Đồng thời, địa phương cần tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, khuyến cáo cho người dân đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh các trường hợp tương tự xảy ra trên địa bàn, đặc biệt truyền thông để người dân biết được các thông tin về ngộ độc Botulinum.