- Trong khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định rằng kỳ thi THPT quốc gia năm tới chỉ phục vụ một mục đích xét tốt nghiệp phổ thông,ỳthimộtmụcđíchcáctrườngđạihọcvẫnchưanghĩtớituyểnsinhriêbxh india thì các trường đại học cho biết hiện tinh thần vẫn là chủ yếu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi này, ít nhất đến năm 2020.
Sửa nội dung hoặc điểm bài thi sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng
Đề xuất 6 giải pháp đổi mới thi THPT quốc gia 2019
Học sinh thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Trong phiên giải trình về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức mới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết vẫn sẽ duy trì kỳ thi THPT quốc gia nhưng không phục vụ mục đích "2 trong 1", mà chỉ phục vụ mục đích tốt nghiệp phổ thông.
“Chúng tôi sẽ cải tiến theo hướng đây là kỳ thi THPT quốc gia, do đó nội dung, mức độ, yêu cầu đạt được phải gắn với THPT quốc gia, miễn là phải phản ánh thực chất, minh bạch công khai. Theo đó, các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi là việc của các trường” – Bộ trưởng nói.
Đây không phải là quan điểm mới từ phía Bộ GD-ĐT, tuy nhiên, khẳng định này một lần nữa cho thấy đã đến lúc các cơ sở giáo dục đại học cần phải bàn đến một phương án riêng cho mình thay vì chỉ dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Đứng đầu nhóm xét tuyển miền Bắc, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết đây là vấn đề đang được ban lãnh đạo trường bàn thảo.
“Trường rất cầu thị việc xem xét làm đề án tuyển sinh riêng và đủ năng lực để làm việc đó. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là Trường ĐH Bách khoa đang đứng đầu nhóm xét tuyển miền Bắc, mọi quyết định của trường có tác động rất lớn đối với xã hội. Nếu nhà trường đứng riêng sẽ không chỉ tác động đến sinh viên mà còn tác động đến xã hội - nhóm tan vỡ, bài toán lọc ảo sẽ như thế nào? Vì thế, trường sẽ rất cân nhắc" – ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết.
Tuy nhiên, ông Điền cũng khẳng định “Nếu kỳ thi đi theo hướng quay trở lại ngày xưa, giao về cho các Sở, tỷ lệ tốt nghiệp xấp xỉ tuyệt đối, xét theo tổ hợp 3 môn toàn 28-29 điểm thì trường sẽ có động thái sớm”.
Điều thứ hai ông Điền lo ngại là việc các trường tuyển sinh riêng sẽ dẫn đến hiện tượng luyện thi như trước đây.
“Có ý kiến cho rằng một trường lớn như Bách khoa vẫn ỉ lại, dựa vào kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển, nhưng trường thì nghĩ rằng nên ủng hộ những chủ trương lớn, và thấy rằng cũng có nhiều ưu điểm. Nếu chúng ta làm được một kỳ thi trung thực, khách quan, xét được tốt nghiệp phổ thông đồng thời chọn được học sinh giỏi thì vẫn tốt. Tôi ủng hộ theo hướng đó, tức là duy trì tình hình của năm 2018”.
Còn trong tương lai dài hơn, Bách khoa chắc chắn có bàn đến phương án tuyển sinh riêng. “Có thể hé lộ một chút là các chương trình đặc biệt của trường như chương trình liên kết quốc tế có thể tính đến việc chấp nhận điểm thi SAT, hoặc bằng A-level” – ông Điền cho hay.
Ngoài Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, một số đại học khác ở phía Bắc có vẻ vẫn chưa có nhiều động thái với đề án tuyển sinh riêng. Ông Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, theo đúng lộ trình, từ nay đến năm 2020, trường vẫn chủ yếu dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Từ năm 2021 trở đi, trường có thể có lộ trình tuyển sinh độc lập hơn phù hợp với tiến trình đổi mới của Bộ cũng như của các trường.
“Hiện nay, trường chưa khẳng định được sẽ thi chung hay thi riêng từ năm 2021. Tuy nhiên, 2 năm nay trường đã thực hiện tuyển sinh bằng đa phương thức, chỉ chủ yếu dựa vào kết quả kỳ thi, chứ không dựa hoàn toàn vào kỳ thi”.
Về lo ngại kỳ thi phục vụ một mục đích tốt nghiệp THPT sẽ không phù hợp với mục đích tuyển sinh đại học, ông Triệu cho rằng, đề thi bất luận thế nào, ngay cả với một đề thi kiểm tra hết môn, vẫn phải có tính chất phân hóa. “Hơn nữa, xu hướng hiện nay là đánh giá quá trình, chứ không quá nặng vào đầu vào. Ví dụ như chuẩn đầu ra của Trường ĐH Kinh tế quốc dân rất cao. Các tiêu chí về ngoại ngữ, tin học đều theo chuẩn quốc tế”.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Chương – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, hiện nay chuẩn đầu ra đang được quan tâm. Dù vậy, trường luôn sẵn sàng chuẩn bị cho một phương án phù hợp.
Ông Chương cho biết, nếu trường đứng ra tổ chức tuyển sinh trên cả nước thì rất khó, không đủ điều kiện để tuyển sinh. Nhưng có thể sẽ chọn phương án tuyển sinh theo khối trường, nhóm trường.
Trong khi đó, một số trường thuộc nhóm dưới cho biết hiện chưa có đường hướng tuyển sinh riêng, mà sẽ theo phương án chung của khối trường miền Bắc do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì.
Ông Cao Quốc An – Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Lâm nghiệp cho biết, hiện nay trường chưa có kế hoạch gì cho việc tuyển sinh riêng. “Sang tuần chúng tôi có cuộc họp về phương án tuyển sinh cho sang năm. Nhưng về cơ bản vẫn dựa chủ yếu vào điểm thi THPT quốc gia. Chúng tôi chưa bàn đến hướng tuyển sinh riêng”.
Theo ông An, đây là việc mà các trường tốp trên sẽ quan tâm hơn, vì tỷ lệ cạnh tranh lớn, cần chọn lọc cao. Còn các trường tốp trung bình nhiều khả năng vẫn dựa vào kỳ thi THPT quốc gia.
“Kể cả kỳ thi này đảm bảo một mục đích xét tốt nghiệp hay 2 mục đích thì quan trọng nhất vẫn là tổ chức kỳ thi phải đảm bảo công bằng giữa các địa phương với nhau, để tránh trường hợp như năm vừa rồi. Có thể sang năm phổ điểm cao hơn nhưng vẫn công bằng giữa các địa phương thì các trường vẫn có thể tin tưởng được” – ông An nói.
Nguyễn Thảo
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, vẫn sẽ duy trì kỳ thi THPT quốc gia nhưng không phục vụ mục đích "2 trong 1".