Nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa thông qua dự thảo luật chống độc quyền kỹ thuật số. Luật này sẽ cung cấp cho chính quyền Đức nhiều công cụ hơn,ínhphủĐứcduyệtluậtchốngđộcquyềnthịtrườngcôngnghệbxh sec chống lại sự chiếm lĩnh thị trường của các công ty công nghệ lớn.
Theo đó, cơ quan quản lý chống độc quyền của Đức có quyền can thiệp trong nhiều trường hợp như nền tảng lớn lạm dụng dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp đối tác nhỏ lẻ, tạo lợi thế loại đối thủ cạnh tranh. Dự thảo hiện còn chờ Quốc hội thông qua.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức, ông Peter Altmaier nhận định: “Luật mới sẽ hỗ trợ nhiều công ty quy mô trung bình, nhưng trên hết là mang lại lợi ích cho hàng triệu người tiêu dùng, bằng cách giúp họ đánh giá các chương trình ưu đãi tốt hơn và đưa ra quyết định đúng đắn”.
Nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa thông qua dự thảo luật chống độc quyền kỹ thuật số. |
Liên minh Châu Âu (EU) cũng đang nghiên cứu mở rộng giám sát đối với các nền tảng Internet lớn, nhất là với những nền tảng có khả năng kiểm soát cách tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp nhỏ hơn.
Nhiều nền tảng trên Internet bị cáo buộc ưu tiên dịch vụ của họ hơn của các đối thủ. Đây là khiếu nại thường xuyên của các nhà phát triển ứng dụng, các nhà bán lẻ trực tuyến về Amazon, Apple hay Google.
Matthias Heider, Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Hạ viện Đức nhận xét: “Các nền tảng lớn sử dụng vị trí độc quyền của họ để ngăn cản nguy cơ bị cạnh tranh. Chúng tôi rất nóng lòng hành động chống lại sự chiếm lĩnh thị trường này”.
Ở Đức, nền tảng cho thuê nhà HomeToGo từng đệ đơn kiện Google lên Ủy ban Châu Âu vào năm 2019, cáo buộc mạng tìm kiếm này định tuyến lại lưu lượng truy cập, chuyển đến trang dịch vụ du lịch của riêng họ.
Anh Hào (Theo Bloomberg)
Văn phòng chống độc quyền liên bang Đức sẽ xem xét, liệu Amazon có đang lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường thương mại trực tuyến để chi phối giá bán của các nhà bán lẻ trên nền tảng.