Các trường đồng loạt cảnh báo phụ huynh
Trường THCS Colette (Quận 3) đã gửi thông báo đến hơn 1.000 phụ huynh học sinh của trường về cảnh báo lừa đảo. Trong tin nhắn gửi thầy,ỉđạokhẩnvìphụhuynhmấthàngtrămtriệuđồngvìconcấpcứuởChợRẫmu vs palace cô giáo chủ nhiệm và phụ huynh học sinh, Trường THCS Colette, cảnh báo, theo thông tin cập nhật từ báo đài liên tiếp mấy ngày nay quý phụ huynh trong TP.HCM nhận được tin nhắn "Xưng là thầy giáo, thông báo cho các phụ huynh con của họ đang cấp cứu trong tình trạng nguy kịch và đề nghị hỏa tốc chuyển tiền qua tài khoản của người này để đóng tiền phẫu thuật. Các "thầy giáo" tự xưng còn đe, nếu không hoặc chậm nộp tiền thì con của họ sẽ nguy hiểm đến tính mạng".
Trực tiếp trong sáng nay 6/3, có 3 trường hợp phụ huynh của Trường THCS Colette được nhận thông tin tương tự như trên. Nhà trường cảnh báo đến quý phụ huynh có con đang học tại trường khi nghe các cuộc gọi trên cần lưu ý.
“Tuyệt đối không chuyển bất cứ số tiền nào, phụ huynh phải xác minh lại từ giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường”- Trường THCS Colette cảnh báo.
Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1) cũng cảnh báo phụ huynh: “Hiện trên địa bàn đang xuất hiện khá nhiều các cuộc gọi mạo danh nhà trường, giáo viên thông báo học sinh bị tai nạn, cần tiền cấp cứu gấp... Đề nghị phụ huynh học sinh khi nhận bất cứ thông tin nào có nghi vấn, vui lòng xác nhận lại với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường khi có những thông tin liên quan đến sức khỏe học sinh trước khi có những bước thực hiện kế tiếp".
Trong khi đó Trường Quốc tế Á Châu khuyến cáo: "Trong thời gian học sinh học tập và sinh hoạt tại trường, nếu có bất kỳ tình huống nào xảy ra với học sinh, giáo viên quản nhiệm sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp thông báo ngay cho phụ huynh thông qua số điện thoại giáo viên liên hệ hàng ngày hoặc từ số điện thoại cố định của nhà trường".
Khi nhận các thông tin tương tự những tình huống nêu trên, các phụ huynh cần bình tĩnh xác minh sự việc với giáo viên quản nhiệm hoặc nhà trường qua các số điện thoại được cung cấp trên website của trường. Trong trường hợp khẩn cấp, nếu không liên hệ được với giáo viên quản nhiệm hoặc số điện thoại tại cơ sở của trường, phụ huynh có thể liên hệ với hotline của trường.
Sở GD-ĐT chỉ đạo khẩn
Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, đơn vị này vừa tiếp nhiều phụ huynh ở TP.HCM đi tìm con sau khi nhận điện thoại của người lạ.
Riêng sáng nay, ngày 6/3, Phòng công tác xã hội cua bệnh viện đã làm việc với 6 phụ huynh của các em học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn. Họ đến Bệnh viện Chợ Rẫy tìm con bị "chấn thương sọ não" sau khi nhận điện thoại của người tự xưng là giáo viên.
Có 3 người phụ huynh đã chuyển cho số tài khoản lạ lần lượt là 200, 50 và 20 triệu đồng. Cụ thể, ông N.Đ.N. (quận Tân Bình, TP.HCM) là bố em M.K đang học lớp 11 ở một trường quốc tế thuộc quận 7. Ông N. cho biết có người tự xưng là thầy giáo gọi điện báo con bị ngã chấn thương sọ não, chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Họ yêu cầu gia đình ông chuyển tiền nhanh để bác sĩ mổ gấp. Ông N. đã chuyển 200 triệu đồng cho đối tượng trên.
Cách đây 3 ngày, một phụ huynh cũng đến Bệnh viện Chợ Rẫy và cho biết đã chuyển 200 triệu cho người lạ vì nghe tin con gặp nạn. Tuy nhiên, trên thực tế, cháu bé đang ở lớp học.
Kịch bản chung của những kẻ lừa đảo là gọi điện thoại cho phụ huynh, báo tin con phải cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, cần tiền ứng trước để mổ. Một số phụ huynh điện thoại cho nhà trường hoặc giáo viên nhưng không liên hệ được và nhanh chóng chuyển tiền vì lo lắng.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết Sở yêu cầu hiệu trưởng các trường rà soát, kiểm tra các điều kiện để đảm bảo an toàn thông tin học sinh, sinh viên giáo viên được quản lý tại đơn vị.
Phòng GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương kiểm tra, rà soát các kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục và gia đình; việc công khai đường dây nóng trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục, đảm bảo sự được sự kết nối, liên lạc thông tin.
Các cơ sở giáo dục phải có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đến cha mẹ học sinh, học sinh - sinh viên, giáo viên thận trọng trong việc tiếp nhận thông tin, chủ động rà soát thông tin tránh trường hợp thông tin sai sự thật.
Sở GD-ĐT lưu ý các trường hướng dẫn trường hợp có phụ huynh cụ thể nhận điện thoại lừa đảo và chuyển khoản mất tiền cần trình báo với cơ quan công an. Ngoài ra, trên cơ sở các trường báo cáo, khi có dấu hiệu lừa đảo, Sở GD-ĐT sẽ chuyển thông tin đến Công an TP.HCM đề nghị hỗ trợ.