Người trẻ là phân khúc khách hàng lớn nhất của tín dụng tiêu dùng. Ảnh: Phương Lâm. |
Tín dụng tiêu dùng hiểu đơn giản là các khoản vay được cung cấp để người tiêu dùng chi tiêu cá nhân thay vì đầu tư kinh doanh. Hiện có 3 hình thức tín dụng tiêu dùng gồm thẻ tín dụng,ữnglưuýkhisửdụngtíndụngtiêudùngvớingườitrẻbảng xếp hạng 2 trung quốc vay trả góp và vay cá nhân không thế chấp.
Chia sẻ tại tọa đàm "Giáo dục tài chính cho sinh viên" do Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Học viện Ngân hàng tổ chức vừa qua, bà Lê Thị Minh Trang, Trưởng phòng Quản lý sản phẩm đầu tư và phân khúc khách hàng trung lưu VPBank cho rằng thế hệ trẻ ưa chuộng tín dụng tiêu dùng vì hình thức này dễ dàng và tiện lợi. Người trẻ có thể tiếp cận tín dụng nhanh chóng qua các ứng dụng điện thoại mà không cần tới ngân hàng.
Cùng với nhu cầu chi tiêu và lối sống hiện đại, việc mua sắm trực tuyến, du lịch, trải nghiệm cuộc sống thường khiến người trẻ chi tiêu nhiều hơn so với thu nhập hàng tháng.
Ngoài ra, việc sử dụng tín dụng tiêu dùng cũng mang tới khả năng hoãn lại chi phí cho người trẻ. Thay vì chờ đợi tích lũy, tín dụng giúp người dùng nhanh chóng sở hữu những thứ mình mong muốn mà không cần phải trả toàn bộ chi phí ngay.
Tuy nhiên, tín dụng tiêu dùng cũng tiềm ẩn nhiều hệ lụy. Đơn cử như không kiểm soát chi tiêu, tín dụng dễ dẫn đến nợ khó trả. Khảo sát cho thấy nhiều người trẻ rơi vào tình trạng “nợ chồng nợ” vì không hiểu rõ lãi suất và cách trả nợ.
Thẻ tín dụng và vay tiêu dùng thường có lãi suất cao, đặc biệt là khi chủ thẻ không thanh toán đúng hạn. Việc không trả nợ đúng hạn còn ảnh hưởng đến điểm tín dụng cá nhân, khiến việc vay vốn trong tương lai gặp khó khăn.
Đặc biệt, những khoản vay nhỏ có thể trở thành gánh nặng lớn khi không được quản lý đúng cách.
Muốn quản lý tín dụng tiêu dùng hiệu quả, bà Trang đưa ra 3 giải pháp.
Thứ nhất, lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng về cách sử dụng, chỉ nên vay khi thực sự cần thiết và có khả năng trả nợ.
Thứ hai, theo dõi và kiểm soát chi tiêu, sử dụng các ứng dụng tài chính để theo dõi và thanh toán nợ đúng hạn.
Cuối cùng là hiểu rõ về lãi suất, các khoản phí liên quan và điều khoản bằng cách đọc kỹ hợp đồng vay trước khi quyết định sử dụng tín dụng.
“Các ứng dụng công nghệ tài chính hay còn được gọi là Fintech đang là công cụ giúp việc vay tiêu dùng trở nên đơn giản và minh bạch hơn, từ đó mang đến những lựa chọn tín dụng dễ tiếp cận hơn cho giới trẻ.
Tuy nhiên, tín dụng có trách nhiệm mới là xu hướng tín dụng trong tương lai. Hiện các tổ chức tài chính đang ngày càng khuyến khích vay tiêu dùng có trách nhiệm, đưa ra các giải pháp tài chính xanh, tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các hoạt động bảo vệ môi trường”, bà Minh Trang nhận định.
Các Fintech phát triển giúp người trẻ ngày càng dễ tiếp cận với tín dụng tiêu dùng. Ảnh: Chí Hùng. |
Ngoài tín dụng tiêu dùng, theo bà Nguyễn Thị Thúy Giang, Chuyên gia phát triển sản phẩm Khối ngân hàng bán lẻ của SHB đánh giá thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay cũng rất phổ biến.
Con số thống kê cho thấy tính đến hết năm 2023, Việt Nam có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tương đương với 80% người trưởng thành đã sở hữu tài khoản thanh toán.
Trong đó, 35 triệu tài khoản thanh toán mở bằng hình thức định danh điện tử (eKYC) đang hoạt động. Số lượng giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt 130 triệu giao dịch, giá trị đạt trên 198 triệu tỷ đồng.
Tuy nhiên, đi cùng với việc phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt là hàng loạt thủ đoạn lừa đảo sinh ra.
Có thể kể tới như mạo danh cơ quan chức năng gọi điện thông báo dính líu vụ án rồi yêu cầu chuyển tiền phục vụ điều tra; mạo danh nhân viên ngân hàng thông báo trúng thưởng/nhận quà/tài khoản có trục trặc phải truy cập đường link để xử lý; giả là người thân đang gặp nạn cần chuyển tiền hoặc hack Zalo, Facebook giả mạo người thân nhờ chuyển tiền giúp...
Ngoài ra, còn có tình trạng giả mạo website sàn thương mại điện tử liên kết thanh toán trực tuyến với ngân hàng, yêu cầu nhập thông tin bảo mật ngân hàng điện tử; gọi điện yêu cầu cài app giả mạo...
Để phòng tránh những rủi ro mất tiền không đáng có này, bà Thúy Giang khuyên người dùng nên thực hiện 7 không.
Theo đó, không thực hiện bất kỳ yêu cầu nào từ người tự nhận là công an, cán bộ thuộc cơ quan Nhà nước, ngân hàng; không truy cập/nhập thông tin bảo mật ngân hàng điện tử vào trang web/ứng dụng khác với trang web/đường dẫn Internet Baking/ứng dụng ngân hàng điện tử của ngân hàng.
Không cài ứng dụng không rõ nguồn gốc qua link; không cấp quyền xem màn hình, dữ liệu và điều khiển màn hình điện thoại; không cung cấp thông tin bảo mật ngân hàng điện tử; không bẻ khóa (root, jailbreak) điện thoại.
Khi có nghi vấn bị lừa đảo/tấn công mã độc, người dùng cần khóa dịch vụ ngân hàng điện tử và gọi hotline ngân hàng. Tiếp đó là thay đổi ngay mật khẩu đăng nhập; tắt điện thoại và cài đặt lại điện thoại. Liên hệ công an địa phương hoặc đến điểm giao dịch ngân hàng gần nhất.
Một số thói quen đúng giúp giao dịch ngân hàng điện tử an toàn gồm cài đặt hạn mức giao dịch trên ứng dụng; chỉ truy cập website chính thức; bình tĩnh xác thực lại thông tin chính chủ yêu cầu bằng cách gọi điện thoại theo số được công bố chính thức hoặc/và gặp trực tiếp.
Bà Giang cũng khuyến cáo khách hàng nên tăng cường sử dụng phương thức sinh trắc học (vân tay, FaceID…); tắt quyền trợ năng (Accessibility) trên các ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc không xác định an toàn.
Tri Thức - Znewsgiới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.