Dưới đây là quan điểm của thầy giáo Nguyễn Viết Đăng Du (Trường THPT Lê Quý Đôn,ếuhọcsinhkhôngmởlònggiáoviênkhôngthểcạnhtranhvớithếgiớiảđội hình ogc nice gặp rennes TP.HCM) về việc nhà trường dạy "làm người" cho học sinh hiện nay.
Thế hệ học trò được mã hóa bằng từ "Gen Z" có những nét riêng biệt so với các thế hệ học trò đi trước.
Do lớn lên trong sự bùng nổ của Internet, mạng xã hội, hay thiết bị di động nên thế hệ học sinh này có ưu thế vượt trội trong việc sử dụng công nghệ trong học tập. Học sinh ngày nay có thể tiếp cận với nhiều luồng thông tin trên mạng xã hội, nhiều kiến thức mới nằm ngoài phạm vi kiến thức của thầy cô nên các em có cơ hội so sánh, phản biện để tìm ra điều đúng đắn.
Điều thầy cô đánh giá cao học trò ngày nay chính là sự tự tin, dám nghĩ, dám làm. Thế hệ các em coi thế giới không phải là một cái gì đó xa xôi mà nằm trong chính bàn tay của mình.
Nhưng sự tiếp cận với môi trường công nghệ và thế giới ảo cũng là nhược điểm lớn nhất của học trò ngày nay, nhất là về kỹ năng sống.
Có những kỹ năng sống rất cơ bản như phép ứng xử trong phạm vi cộng đồng, kỹ năng mềm như cách xử lí những tình huống nguy hiểm, tự chăm sóc bản thân... hầu như không được học trò quan tâm.
Người ta có thể chứng kiến hình ảnh người mẹ lớn tuổi còng lưng chở con trai đã lớn lộc ngộc đi học. Những cô học trò xinh xắn ăn uống xong vứt rác bừa bãi. Tình trạng bắt nạt trên không gian mạng diễn ra thường xuyên và khi lâm vào tình trạng đó, nhiều em không biết phải làm gì ngoài việc ứng xử tiêu cực như tự hành hạ bản thân.
Học trò ngày nay có thái độ sống tích cực do họ có sự tự tin được hỗ trợ từ sự bùng nổ của xu thế toàn cầu hóa.
Những vấn đề mà thế hệ cha anh đi trước phải đối đầu như sự khác biệt tâm sinh lý, LGBT hay phân biệt chủng tộc… đều đã được giải quyết hoặc đặt nền tảng cho sự giải quyết nên các em luôn có ý thức sống tích cực và hướng tới việc thụ hưởng thành quả của các cuộc cách mạng xã hội.
Nhưng sự lên ngôi của các thiết bị công nghệ cá nhân cũng khiến cho các giá trị truyền thống về gia đình, bạn bè cũng thay đổi. Các em đề cao cái tôi và cũng dần ích kỷ hơn. Các em rút lui vào thế giới của riêng mình được bao bọc bởi hệ thống công nghệ. Các em quen bày tỏ tình cảm qua cái icon nên khi cần bày tỏ tình cảm trong thế giới thật thì cảm thấy khó chịu. Đó là điều làm cho các thầy cô lo lắng, bởi các thầy cô hiểu rõ họ luôn thất thế trong cuộc đua tiếp cận công nghệ.
Nếu học sinh không mở lòng, giáo viên không thể cạnh tranh với một thế giới ảo siêu việt để giúp học trò vượt qua các vấn đề tâm sinh lý mà bất cứ học sinh ở thế hệ nào cũng gặp phải.
Trong quá trình dạy học cho thế hệ gen Z, thầy cô luôn là người thất thế khi sự thay đổi về công nghệ và phương pháp giảng dạy thay đổi không tính bằng ngày mà bằng giờ.
Họ còn phải chịu áp lực của thế hệ phụ huynh đang ngày càng trẻ hóa, thông minh hơn và đòi hỏi nhiều hơn.
Nhưng có một đều không thay đổi, đó là tinh thần trách nhiệm và tình thương đối với học trò, những điều mà không có bất kỳ công nghệ nào có thể thay thế được. Nó là động lực khiến cho các thầy cô có thể thay đổi chính bản thân mình để hoàn thành sứ mệnh giáo dục.
Những năm vừa qua, đặc biệt là thời gian gần đây, những biểu hiện lệch lạc về hành vi, đạo đức trong học sinh, giáo viên và cả phụ huynh thể hiện ngày càng nhiều. Xã hội đã dần nhận ra kết quả học tập hay điểm các cuộc thi cao ngất ngưởng dù đem lại sự tự hào và được coi trọng trong nhà trường nhưng thực ra không có giá trị bền vững, không đem lại cho học sinh những phẩm chất, kỹ năng cần thiết trong "trường đời" sau này. Trong khi đó, đạo đức, tình yêu thương, sự trung thực, khả năng sáng tạo, phản biện và nhiều kỹ năng mềm khác lại thực sự thiếu vắng trong môi trường học đường hiện nay. Ban Giáo dục báo VietNamNet mở diễn đàn "Dạy ‘làm người’ trong trường học", với mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả, nhằm giúp cho trẻ khi đến trường không chỉ thu nhận được kiến thức mà còn học được cách sống tự lập, đối nhân xử thế... trong đời sống trưởng thành sau này. Ý kiến đóng góp xin gửi về [email protected]. Xin chân thành cảm ơn! |