Hội đồng Lý luận,ếunhữngcâybúttrẻvềlýluậnphêbìnhvănhọcnghệthuậkqbd bo dao nha phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương vừa tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề "Đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay; Thực trạng, định hướng, giải pháp phát triển".
Tại buổi tọa đàm, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các vị lãnh đạo đã trình bày tham luận về thực trạng đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay. Phân tích những ưu điểm, kết quả cũng như yếu kém, bất cập và đề xuất các định hướng cụ thể.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu: "Chủ đề của cuộc tọa đàm bàn về vấn đề cấp thiết mà Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ những định hướng, nhiệm vụ cơ bản. Trong đó, nhân tố con người, đội ngũ luôn là vấn đề hàng đầu của bất cứ lĩnh vực nào".
PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó trưởng Ban thường trực Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương nêu một số bất cập: người thưởng thức nghệ thuật có xu hướng đề cao đội ngũ sáng tác, còn các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình thì giữ vai trò thấp hơn, thậm chí bị coi thường. Sự thiếu hụt đội ngũ kế cận là tình trạng đáng báo động, nhiều cây bút lớn tuổi không còn viết lý luận, phê bình nhưng thế hệ trẻ lại chưa đủ lực lượng và bản lĩnh để lấp khoảng trống.
Đứng dưới góc độ một người nghệ sĩ, PGS.TS nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam bày tỏ lo lắng, trong khi văn học tập trung được một lực lượng tương đối thì các lĩnh vực nghệ thuật khác (sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh, kiến trúc, múa, văn nghệ dân gian...) lại thiếu hụt đội ngũ lý luận. Thống kê cụ thể từ Hội Nhạc sĩ Việt Nam có 1.500 hội viên, tuy nhiên mảng lý luận chuyên nghiệp thì chưa quá trăm người.
Tình trạng ngại “dấn thân” vào đời sống âm nhạc của các nhà lý luận đã tạo lỗ hổng lớn, tồn tại nhiều năm. Do vậy, một số nhà phê bình không chuyên là các nhà báo, những người quan tâm đến đời sống âm nhạc phải “gánh vác” nên đôi khi có góc nhìn phiến diện, chưa chính xác.
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh, PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Giảng viên Cao cấp Khoa Nghệ thuật, Đại học Sài Gòn cho rằng đội ngũ phê bình âm nhạc chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng từ chính các đơn vị đào tạo, cũng như cấp lãnh đạo. “Sở dĩ phê bình chưa trở thành ngành học hay nội dung đào tạo và cũng chưa có nhiều người theo học là do thu nhập”.
PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm đề xuất những giải pháp như bồi dưỡng, củng cố đội ngũ phê bình hiện nay để phát huy tiềm lực trong tương lai gần; chủ động nghiên cứu, biên soạn chương trình và những yêu cầu nhằm đào tạo nguồn nhân lực mới.
Đặc biệt, tại buổi tọa đàm, PGS.TS Phan Trọng Thưởng, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã phân biệt ranh giới giữa lý luận và phê bình, vì đây là 2 lĩnh vực, 2 bộ môn, 2 đối tượng nghiên cứu khác nhau. Sự gộp chung lâu nay chỉ là cách nói, thói quen và làm phức tạp hơn khi đánh giá, nhận xét. Người làm lý luận chưa chắc đã là nhà phê bình, và ngược lại.
Ông cũng ủng hộ các hoạt động bồi dưỡng nhằm kích thích năng lực, sở trường để phát hiện nhân tố mới.
Dưới góc độ quản lý nhà nước, PGS.TS Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho hay, để thu hút nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, Bộ đã xây dựng đề án tuyển sinh riêng và rất cần sự quan tâm, đồng hành của các hội văn học nghệ thuật, cơ sở đào tạo chuyên ngành.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ ghi nhận, các ý kiến thảo luận tại cuộc tọa đàm rất thẳng thắn, thể hiện cách nhìn, đánh giá khách quan, sự tâm huyết với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ lý luận, phê bình văn học nghệ thuật theo tinh thần Nghị quyết 23-NQ/TW. Từ đó, sẽ xác định phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển văn học nghệ thuật nói chung, cũng như công tác lý luận, phê bình nói riêng trong những năm tới.