Không phải thực phẩm nào cũng thích hợp bảo quản trong tủ lạnh, chưa kể mỗi loại thực phẩm lại có cách bảo quản khác nhau.
Những thực phẩm cất trữ trong tủ lạnh sẽ trở thành 'thuốc độc' nếu chúng ta bảo quản không đúng cách. Nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng, các chị em nên loại bỏ những loại thực phẩm này ra khỏi tủ lạnh.
Bánh mì
Trong mọi trường hợp, để bánh mì vào tủ lạnh đều là sai lầm. Những lát bánh mì (hoặc bánh mì nướng các loại) sẽ hút không khí lạnh trong tủ, sẽ bị ỉu và thay đổi mùi vị, hoặc sẽ bị khô, cứng lại.
Cách tốt nhất để bảo quản bánh mì là để trong một chiếc túi có lỗ thoát khí ở không gian phòng bình thường sẽ được lâu hơn bảo quản tủ lạnh. Nhưng nếu để lâu hơn thời gian cho phép thì bánh mì cũng mất đi cảm giác mềm xốp vốn có.
Cà chua
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cà chua bảo quản ở môi trường tự nhiên có hương vị thơm ngon hơn hẳn loại để trong tủ lạnh. Việc để cà chua ở nhiệt độ dưới 12 độ C sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của loại quả này.
Nhiệt độ lạnh làm thay đổi kết cấu tự nhiên, cản trở việc sản sinh ra các hợp chất dễ bay hơi có trong cà chua. 65% các hợp chất này sẽ biến mất nếu để trong tủ lạnh.
Cách tốt nhất bạn nên để cà chua ở môi trường tự nhiên, thoáng mát.
Hành tây
Giống như cà chua, hành tây có xu hướng bị mềm đi hoặc nấm mốc nếu để trong tủ lạnh quá lâu. Đặc biệt, nếu hành tây đã được cắt nhỏ, chúng sẽ bị khô ngay kể cả khi bạn đã bọc chặt. Ngoài ra, hành tây có mùi rất hăng, có thể lây lan trong môi trường kín như tủ lạnh, làm cho toàn bộ thực phẩm khác đều bị nhiễm mùi. Bản thân hành tây cũng sẽ mất đi hương vị riêng của nó.
Đào xanh, mơ và mận chưa chín
Những loại trái cây chưa chín này không nên bảo quản trong môi trường tủ lạnh cho đến khi chín tới vì nhiệt độ thấp sẽ ngăn cản quá trình chín tự nhiên của trái cây xanh.
Nếu như trái cây chín và có nguy cơ hỏng nếu không ăn hết, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi đó bạn nhớ bọc trái cây thật kỹ và tránh để chung với đồ sống, hạn chế lây mùi và vi khuẩn.
Tỏi
Nếu bạn tích trữ tỏi khô ở trong tủ lạnh, tỏi sẽ bị héo khô quắt đi do mất nước, hương vị của tỏi cũng bị "bay hơi" mà chúng ta quen gọi là mất mùi.
Để càng lâu, tỏi càng mất chất, không còn hương vị như ban đầu. Không những thế, mùi tỏi còn tác động đến các loại thực phẩm khác, hoặc gây ra các phản ứng, dẫn đến tủ lạnh có mùi khó chịu.
Khoai tây
Khi lưu trữ ở nhiệt độ từ 7 độ C trở xuống, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Kết quả là trạng thái và hương vị của khoai tây sẽ thay đổi theo chiều hướng không tốt. Vì vậy, bạn nên lưu trữ trong túi giấy. Ngoài ra, không nên để khoai tây trong túi ni-lông vì hơi ẩm tích tụ không thoát ra ngoài được sẽ khiến khoai bị thối rữa nhanh hơn.
Chocolate
Bạn chỉ cần để chocolate ở nơi tối, lạnh nhưng không nên bỏ vào tủ lạnh. Khi cho chocolate vào tủ lạnh, sau một thời gian trên bề mặt chocolate sẽ xuất hiện một mảng trắng mờ, do hơi nước ngưng tụ lại.
Mật ong
Không có thời hạn sử dụng nhất định, có thể kéo dài hàng năm nếu được bảo quản đúng cách. Bạn chỉ cần cất mật ong ở nơi tối, lạnh, nhưng không để ở tủ lạnh. Trong tủ lạnh, mật ong có thể kết tinh và mất một số dinh dưỡng.
Dầu ô liu
Nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Không nên để dầu ô liu vào tủ lạnh, vì nhiệt độ thấp dẫn đến sự hình thành các mảnh màu trắng trong dầu, vốn là nước ngưng tụ.
Chuối
Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá lạnh, nó có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay khi chín. Do vậy, chuối xanh cần được giữ ở nhiệt độ phòng. Còn nếu chuối đã chín mà bạn không ăn kịp, bạn có thể bảo quản chúng trong ngăn lạnh. Khi đó vỏ chuối sẽ tiếp tục chuyển sang màu nâu, nhưng trái cây vẫn rất hoàn hảo.
Xúc xích
Xúc xích có thể tươi nguyên trong thời gian dài mà không cần đến tủ lạnh, thậm chí ngay cả khi đã mở gói.
Húng quế
Húng quế hút mùi tủ lạnh, vì vậy, tốt hơn hết hãy giữ húng quế tươi bằng cách đặt trong cốc hoặc bình nước và để trên kệ bếp, tương tự như cách đối xử với những bông hoa. Bạn có thể làm điều này với các loại rau thơm khác.
Cà phê
Cà phê là một trong những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh vì sẽ bị mất hương vị, khi uống sẽ không còn thơm ngon.
Ngoài ra, cà phê có một tính chất đặc biệt là hấp thụ tất cả các mùi xung quanh nó, điều đó sẽ làm mất đi mùi hương cà phê độc đáo và thay vào đó là tất cả mùi hương của các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh.
Tốt nhất là, bạn chỉ nên bảo quản cà phê ở trong hộp kín và để ở nhiệt độ phòng.
Cam và các loại trái cây có múi khác
Có thể để ngay trên kệ bếp, chúng sẽ không hỏng quá nhanh. Nếu gọt vỏ rồi và ăn không hết, bạn nên lấy vỏ bọc lại và để trong túi kín.
Bơ
Bảo quản bơ là một nhiệm vụ khó khăn. Nếu trái cây chín, bạn có thể giữ trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ cứu nó khỏi bị hỏng. Nhưng nếu trái chưa chín hoàn toàn, bạn không nên cho vào tủ lạnh vì cái lạnh sẽ làm chậm quá trình chín, thậm chí khiến bơ không chín được.
Dưa chuột
Có thể cất vào tủ lạnh, nhưng chỉ tươi một hai ngày. Thực tế, nhiệt độ thấp sẽ khiến dưa chuột hỏng rất nhanh. Để giữ cho dưa chuột tươi lâu, bạn nên giữ nó bên ngoài tủ lạnh, ở nơi tối và mát.
Cà tím
Loại quả này không thể chịu được nhiệt độ thấp. Trong tủ lạnh, cà tím mềm và mất chất rất nhanh. Tốt nhất, nên để cà tím ở nhiệt độ phòng (25 độ C), tránh ánh nắng trực tiếp.
Các loại tương cà
Các loại tương cà (ketchup) và mù tạt có thể để ở nhiệt độ phòng trong khoảng một tháng bởi chúng có chứa axit ngăn vi khuẩn phát triển.
Gạo
Gạo có thể đựng trong hộp hoặc túi nilon đến hàng năm. Nếu đựng trong hộp kín, gạo lứt có thể sử dụng trong 1 đến 2 năm.
Đậu
Đậu không cần lưu trữ trong tủ lạnh. Trên thực tế, độ ẩm trong tủ lạnh có thể khiến đậu mọc mầm.
Hạt tiêu
Hạt tiêu cũng không cần cho vào tủ lạnh. Chúng sẽ có vị ngon hơn khi để trong một cái giỏ mở đặt ở kệ.
Với những bạn thích chuyện bếp núc thì một số mẹo nhỏ đơn giản dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn gái nấu ăn ngon hơn.