Cụ thể,àithơcủanữsinhnămvàođềthiNgữvănởTháiBìsin88 vn ở phần Đọc - Hiểu của đề thi đã sử dụng ngữ liệu là một bài thơ tự do không tên do Hồ Dương Mộng Tuyền (bút danh Lam), sinh viên năm 2 Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) sáng tác.
Mộng Tuyền vốn được nhiều bạn trẻ biết tới khi sáng tác hàng loạt bài thơ tự do trên blog cá nhân “Xanh Lam”với hơn 250.000 người theo dõi. Những bài thơ do Tuyền sáng tác đều mang những màu sắc tích cực, truyền đi năng lượng giúp các bạn trẻ vượt qua khó khăn, áp lực trong cuộc sống.
Với riêng bài thơ xuất hiện trong đề thi Ngữ văn, Tuyền cho biết, lúc đặt bút viết bài thơ này, nữ sinh mong muốn được chia sẻ quan điểm của bản thân về việc đối mặt với những khó khăn, thách thức trong cuộc đời.
“Bản thân mình nghĩ rằng với cùng một sự việc, nếu như ta nhìn nó theo nhiều chiều và tiếp nhận bằng những thái độ khác nhau thì sẽ tạo ra kết quả không giống nhau. Với mình, mỗi khó khăn lại là một cơ hội. Khi cuộc đời cho ta những “lỗ hổng” khiếm khuyết thì ngay tại khoảng trống đó, ta cũng có thể trồng vào vài bông hoa”.
Nữ sinh cũng không ngần ngại bộc bạch: “Mình vốn là người nhút nhát, hay thu mình và có những trở ngại trong việc giao tiếp. Mình cũng còn rất nhiều lỗ hổng về kỹ năng mềm. Nhưng cũng chính vì thế mà mình đã dùng việc viết để thể hiện góc nhìn, quan điểm của bản thân và để trò chuyện với thật nhiều người. Thông qua đó đã giúp mình có những thay đổi tích cực ở bên ngoài, mở lòng hơn và suy nghĩ cũng trở nên tích cực. Mình nghĩ rằng mỗi chúng ta đều có một cách khác nhau để tỏa sáng”, Mộng Tuyền chia sẻ.
Đề thi môn Ngữ văn của Trường THPT Nguyễn Trãi (Thái Bình) như sau:
Là người ra đề phần Đọc - Hiểu trong đề thi, cô giáo Trịnh Thị Thu Hằng (giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Nguyễn Trãi) cho biết, thời gian gần đây, xu hướng ra đề thi Ngữ văn thường là đề mở. Nữ giáo viên ủng hộ xu hướng này vì cho rằng điều đó sẽ tránh được việc học sinh học tủ, từ đó giúp khơi dậy khả năng cảm thụ, sự sáng tạo của người học.
Chính vì vậy, khi được giao nhiệm vụ ra đề thi, cô Hằng mong muốn đưa vào đề những ngữ liệu thoát khỏi các tác phẩm có sẵn trong sách giáo khoa và thay vào đó bằng những nội dung mang tính gần gũi với giới trẻ hiện tại.
“Tôi vô tình đọc được bài thơ này và cảm thấy ấn tượng vì bài thơ rất thực tế, có tính giáo dục cao. Bằng việc mượn bài thơ của một bạn trẻ - cũng thuộc thế hệ Gen Z, vốn chỉ hơn học sinh của mình một vài tuổi – tôi mong muốn có thể giáo dục các em về thái độ sống, cụ thể là thái độ sống kiên cường đối diện với những thách thức trong cuộc đời”, cô Hằng nói.
Thúy Nga
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt cho biết, anh cảm thấy xúc động, không phải vì bài thơ của mình được đưa vào đề thi lớp 10 của Khánh Hòa, mà vì đề đã khơi gợi được nhiều giá trị chính các bạn trẻ ngày nay đôi khi đã lãng quên.