Tháng 4 năm nay,ệnMuskquyếthoànthànhthươngvụtỷbxh giải hạng nhất Musk đồng ý mua Twitter song “lật kèo” vào tuần trước. Để buộc tỷ phú tuân thủ thỏa thuận thâu tóm, Twitter đã kiện ông lên tòa án Chancery tại Delaware. Tòa sẽ quyết định Musk phải tiếp tục mua Twitter hay Twitter có vi phạm nghĩa vụ cung cấp dữ liệu mà Musk yêu cầu hay không.
Trong đơn kiện, Twitter cho rằng Musk từ chối tôn trọng các nghĩa vụ của mình với Twitter và cổ đông vì thỏa thuận mà ông ký không còn phục vụ lợi ích cá nhân của ông ấy nữa. “Musk rõ ràng tin rằng ông ấy - không giống như mọi người khác là đối tượng của luật hợp đồng Delaware - được thoải mái thay đổi ý định, hủy hoại công ty, làm gián đoạn hoạt động của nó, tàn phá giá trị cổ đông và ra đi”.
Trọng tâm của vụ việc là vấn đề tiết lộ thông tin. Khi hủy thương vụ, Musk khẳng định Twitter đã chậm trễ khi cung cấp thông tin về các tài khoản rác trên nền tảng. Ông liên tục bày tỏ sự không tin trưởng trước số liệu chưa tới 5% mà Twitter công bố. Vị tỷ phú tố Twitter cố tình lừa dối công chúng và cản trở nỗ lực của ông để có thêm số liệu.
Dù vậy, Musk đã ký thỏa thuận ràng buộc pháp lý với Twitter. Trong hợp đồng đó, Twitter bao gồm một điều khoản cụ thể, cho phép công ty kiện để bắt buộc thương vụ hoàn thành. Trong thư gửi các luật sư của Musk hôm 10/7, các luật sư của Twitter gọi hành động hủy bỏ giao dịch của tỷ phú là “vô hiệu và sai lầm” và Musk “cố tình” vi phạm thỏa thuận mua Twitter. Công ty tự tin vào số liệu về tài khoản spam và đã nhờ cậy các chuyên gia trong lĩnh vực này xác thực số liệu, đảm bảo tính chính xác.
Đơn kiện của Twitter cho rằng Musk, người đứng đầu hãng xe điện Tesla, muốn rút khỏi giao dịch vì thay đổi trên thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng đến tài sản của ông. Vị tỷ phú phàn nàn về tài khoản spam như một cái cớ để lách khỏi thỏa thuận. Ngoài ra, Musk cũng vi phạm một thỏa thuận về việc không công khai xúc phạm lãnh đạo Twitter và “bí mật từ bỏ” nỗ lực đảm bảo nguồn vốn vay cho giao dịch. Như vậy, theo Twitter, ông đã vi phạm nghĩa vụ nỗ lực tốt nhất để giao dịch hoàn thành.
“Musk muốn trốn thoát, song thỏa thuận sáp nhập không để cho ông nhiều khoảng trống”, Twitter cho biết.
Sean Edgett, Luật sư trưởng của Twitter, thông báo cho nhân viên về vụ kiện trong một biên bản nội bộ ngày 12/7. Ông chia sẻ công ty đã nộp đơn đề nghị xét xử khẩn cấp cùng với đơn kiện để vụ việc có thể được xét xử trong tháng 9 vì “vấn đề này cần được giải quyết nhanh chóng”. Trên Twitter, CEO Twitter Parag Agrawal “tin rằng chúng tôi sẽ thắng”.
Theo Brian J.M. Quinn, Giáo sư Trường Luật đại học Boston, những lập luận pháp lý của Twitter rất mạnh mẽ. Ông lưu ý về các dòng tweet của Musk được đăng tải xuyên suốt vụ kiện, bao gồm một dòng tweet mà tỷ phú đăng trước khi ký thỏa thuận với Twitter. Khi đó, Musk tweet “chúng tôi sẽ đánh bại tài khoản rác cho tới hơi thở cuối cùng”. Tất cả những tweet này đều có thể được dùng để chống lại Musk.
Dù vậy, việc Musk dọa ngừng thỏa thuận có khả năng đưa Twitter quay lại bàn đàm phán, cho phép tỷ phú mua công ty với giá rẻ hơn. Hai bên cũng có thể dàn xếp để Musk bồi thường thiệt hại cho Twitter, hoặc trả phí “chia tay” 1 tỷ USD và ra đi. Nếu Musk thành công rút khỏi thỏa thuận, đây sẽ là thảm họa với Twitter. Cổ phiếu của mạng xã hội đã giảm hơn 35% kể từ khi Musk đề nghị mua lại với giá 54,2 USD/cổ phiếu. Việc kinh doanh của Twitter cũng sa sút trong những tháng gần đây. Vào tháng 5, Agrawal cho biết công ty không đạt được mục tiêu tài chính và kinh doanh.
Theo New York Times, trước đây, tòa án Chancery từng ngăn chặn các doanh nghiệp rút lui khỏi thỏa thuận mua bán. Chẳng hạn, năm 2001, khi Tyson Foods muốn hủy giao dịch mua lại công ty đóng gói thịt IBP, tòa ra phán quyết Tyson phải hoàn tất thương vụ. Trong các vụ án mà tòa cho phép người mua hủy giao dịch, tòa sẽ yêu cầu họ bồi thường.
(Theo NYT)