Cuốn sáchDư vị miền xưacủa tác giả - thầy giáo Trần Minh Thương vừa ra mắt độc giả mang dấu ấn sâu nặng về tình yêu quê hương và những giao đãi thân tình của con người miền Tây chân chất,ưvịmiềnxưacủangườithầynặnglòngvớiquêhươnhận định kèo atletico madrid nhiệt thành.
Là người sinh ra và lớn lên ở Hậu Giang, được trải nghiệm qua nhiều chuyến đi điền dã, lượm lặt ghi chép từ vốn sống dân gian, tác giả đã đem đến cho bạn đọc những trang viết đậm nét văn hóa nơi đây.
Ai đã từng trải qua những trò chơi thời thơ dại như tắm sông, mò tôm, bắt cá; những lần đi đào chuột, đặt vó, đặt lờ, soi nhái, thọt trứng kiến câu cá rô… sẽ thấy bóng dáng của mình, của kỷ niệm qua những câu chuyện, những dòng tản văn man mác.
Không gian văn hóa xưa ở Nam Bộ nói chung, ở miệt Nam sông Hậu (Hậu giang) nói riêng đã dần thay đổi theo sự phát triển hiện đại hóa. Đời sống của người dân theo đó mà biến đổi.
Trần Minh Thương đã ghi lại vào trang sách những ký ức một thời từng diễn ra trong đời sống người dân quê chân lấm tay bùn mà đậm đà tình nghĩa. Vì thế, tác giả chọn đề tài dư vị miền xưa làm trục chính cho các bài viết và khảo cứu của mình.
Sách dày hơn 420 trang, với 22 bài tản văn lấy văn hóa dân gian làm chủ điểm, đưa người đọc hồi tưởng về vùng quê sông nước. Có thể kể đến những bài viết như: Trời đà rựng sáng; Màn đêm buông xuống miền quê; Món ngon những ngày nước lũ tràn đồng; Chái bếp nhà quê; Khi ngày Tết đến; Trò chơi ngày thơ dại; Hú hí nhau tắm sông mò tôm, bóc lịch; Chèo xuồng đi chợ; Khi gặp chuyện không may; Khi mích lòng nhau…
Ở đó, chúng ta sẽ gặp lại cảnh sinh hoạt từ gia đình cho đến làng xóm, từ lúc trời rựng sáng, đến trưa, chiều và tối … Với những cây đèn dầu leo lét, bên mái nhà lợp lá đơn sơ, mẹ dỗ con ngủ, trai gái rủ nhau giã gạo, gánh nước, chẻ tre đương sàng, đương rổ, vót câu, các cụ bà sàng gạo, vá may, các cụ ông uống trà kể chuyện đời xưa cho con cháu nghe. Và đó gần như là hình thức giải trí phổ biến nhất. Dần về sau, anh em trong xóm rủ nhau đi nghe máy hát dĩa, coi cải lương bằng cái vô tuyến trắng đen của nhà nào đó có điều kiện trong xóm … Rồi cũng trong bóng tối đó, chuyện ma nhác, ma giấu cũng không ít lần được người ta truyền miệng cho nhau nghe. Thậm chí, cả chuyện ma quá giang trên những chiếc ghe, chiếc xuồng rủ nhau đi chợ.
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ mà tác giả Trần Minh Thương đã trải nghiệm, viết trong sách Dư vị miền xưalà hồi ức về tuổi học trò.
Dư vị miền xưasẽ khiến cho người đọc nhớ mãi kỷ niệm từ thuở ấu thơ, những câu chuyện ông bà cha mẹ kể, đến nỗi nhớ quê nhà thắm đượm trong lòng để mỗi người nhắc nhớ và trở về.
Tác giả Trần Minh Thương (Bút danh: Thạch Ba Xuyên) là Nhà giáo ưu tú, Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm đã xuất bản: Chuyện ăn uống của người bình dân Sóc Trăng, nhìn từ góc độ văn hóa dân gian(2015); Trò chơi dân gian Sóc Trăng(2016); Hương sắc miền Tây(2018); Ăn Tết chơi Tết miền Tây(2020); Phong tục miệt Nam sông Hậu(2020); Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu Giang(2022); Vấn vương hương vị bánh quê(2023)...
Khi nhà báo viết về những thứ 'quê mùa''Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó' của nhà báo Cù Mai Công là những câu chuyện bình dị, khiến ta nhớ những thứ nhỏ nhắn, 'quê mùa' như thúng xôi vỉa hè, hay một xe phở đêm khuya...