Trường tư thục ở Mỹ là những trường cao đẳng hoặc đại học hoạt động như một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận và không nhận nguồn tài trợ từ chính quyền tiểu bang. Các trường tư thường nhỏ hơn trường công và có quy mô lớp học nhỏ hơn,áchđạihọctưnhânởMỹtạonguồntàichínhHarvardthuhơntỷUSDnăda bong truc tuyen theo định nghĩa của Bộ An ninh Nội địa Mỹ.
Các trường đại học tư thục ở Mỹ luôn hướng đến sự xuất sắc nổi trội trong học thuật, định hình tương lai thông qua nghiên cứu, đổi mới và giáo dục. Đằng sau bề ngoài uy tín là một mạng lưới hoạt động tài chính phức tạp, được vận hành để duy trì sứ mệnh của nó.
Học phí
Đây thực chất là một trong những nguồn thu chính của các trường đại học tư và thường sẽ cao hơn, thậm chí gấp nhiều lần các trường đại học công lập để đáp ứng nhu cầu thị trường, chính sách hỗ trợ tài chính và tất cả các chi phí hoạt động khác.
Số liệu năm học 2020–2021, học phí ròng trung bình (tổng chi phí trừ đi trợ cấp và hỗ trợ học bổng) cho sinh viên đại học toàn thời gian lần đầu theo học tại các trường 4 năm ở Mỹ là 14.700 USD tại các trường công, so với 28.400 USD tại các trường tư thục phi lợi nhuận và 24.600 USD tại các tổ chức tư nhân vì lợi nhuận, theo số liệu của Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia Mỹ (NCES).
Học phí năm học 2023-2024 tại Harvard được công bố trên website trường là 54,269 USD, chưa kể dịch vụ y tế, ký túc xá, hay dịch vụ sinh viên. Tổng số tiền sinh viên phải trả vào khoảng 79.450 USD (khoảng 1.93 tỷ đồng)/năm học.
Nguồn tài trợ
Nguồn tài trợ là nền tảng tài chính lớn của nhiều trường đại học tư. Những quỹ này, thường lên tới hàng tỷ USD, hỗ trợ các sáng kiến và chương trình khác nhau của trường đại học.
Cựu sinh viên, nhà hảo tâm và các tổ chức đóng góp ủng hộ thông qua các chiến dịch gây quỹ, quyên góp. Những nỗ lực này thể hiện rõ ở việc tạo ra các học bổng cho sinh viên khó khăn về mặt tài chính, mở các trung tâm nghiên cứu và cơ sở vật chất hiện đại.
Trong trường hợp của Đại học Harvard, khoản tài trợ mà trường nhận được dao động khoảng 50 tỷ USD (khoảng 1.218 tỷ đồng)/năm. Khoản tài trợ này được xác định là lớn nhất trong số các trường đại học tại Mỹ và lớn hơn GDP của hơn 120 quốc gia, bao gồm các quốc gia như Tunisia, Bahrain và Iceland, theo CNBC News.
Theo báo cáo tài chính gần đây nhất từ quỹ tài trợ của trường, khoản tài trợ của Harvard trong năm tài chính 2023 đứng ở mức 50,7 tỷ USD, giảm nhẹ so với 50,9 tỷ USD của năm 2022 và 53,2 tỷ USD năm 2021.
Việc phân bổ ngân sách từ quỹ để hỗ trợ tài chính sinh viên nghèo là cần thiết đối với các sinh viên xuất thân từ các gia đình có thu nhập hàng năm dưới 150.000 USD (khoảng 3,6 tỷ đồng), so với mức học phí và lệ phí cho năm học hiện tại gần 80.000 USD.
Nghiên cứu khoa học
Các trường đại học tư là trung tâm nghiên cứu tiên tiến, thu hút nguồn tài trợ và hợp đồng nghiên cứu từ các cơ quan chính phủ và các tập đoàn tư nhân.
Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của các tổ chức học thuật đạt tổng cộng 89,9 tỷ USD trong năm tài chính 2021, tăng 3,4 tỷ USD (4,0%) so với năm tài chính 2020, theo số liệu của Trung tâm Thống kê Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Mỹ.
Việc rót tài chính không chỉ nâng cao vị thế học thuật của trường mà còn đóng góp vào nguồn tài chính tổng thể của trường.
Ngoài ra, hợp tác chiến lược với các tập đoàn là một con đường bổ sung cho các trường đại học tư thục để đảm bảo hỗ trợ tài chính. Những mối quan hệ hợp tác này không chỉ dừng lại ở việc đóng góp bằng tiền mà còn thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, thực tập và cơ hội việc làm cho sinh viên.
Ngoài lĩnh vực học thuật, các trường đại học tư còn vận hành các cơ sở phụ trợ như hiệu sách, quán ăn tự phục vụ và nhà ở. Những dịch vụ này nâng cao trải nghiệm của sinh viên đồng thời tạo thêm doanh thu cho trường đại học.
Tuy nhiên, đạt được thành công về mặt tài chính, các trường tư nhân cũng phải đối mặt với những thách thức để duy trì nguồn tài chính bền vững.
Tử Huy