Cô trò lớp 7/7,ôtròlớpđậpheođấtủnghộmiềnTrunglantỏayêuthươkết quả giải bóng đá vô địch tây ban nha Trường THCS Chu Văn An (TP.HCM) đập heo đất ủng hộ miền Trung (Ảnh: Sửu Lê) |
Số tiền 1,4 triệu đồng chẳng phải lớn lao, nhưng so với tấm lòng của cô giáo và những học trò nghèo thì vô cùng đáng quý.
Cô Lê Sửu, giáo viên chủ nhiệm lớp 7/7 Trường THCS Chu Văn An (TP.HCM) chia sẻ với VietNamNet: “Chú heo đất của các con mới nuôi được tròn 1 tháng. Trước đó, năm nào tôi cũng khuyến khích các học trò của mình nuôi heo. Mỗi ngày các con chỉ cần tiết kiệm 1.000 - 2.000 đồng, vì gia đình các con cũng không khá giả gì.
Thông thường, tiết mục đập heo sẽ diễn ra vào cuối năm học. Sau đó, tôi sẽ tổ chức cho các con tham gia một chương trình từ thiện nào đó, có thể là ở bệnh viện, ở địa phương, hay chính trong trường học. Số tiền còn lại, mỗi con có thể thưởng thức một ly trà sữa. Năm nay, chúng tôi đặc biệt “mổ heo” sớm, mong gửi chút tấm lòng đến bà con miền Trung đang gặp khó khăn do lũ lụt”.
"Số tiền tuy không lớn, nhưng đã dạy các con biết cách chia sẻ, yêu thương" - cô giáo Lê Sửu. |
Ngoài khoản tiền ủng hộ từ việc nuôi heo tiết kiệm của học sinh, cô Sửu cũng thẳng thắn đề nghị chồng tặng quà nhân ngày Phụ nữ Việt Nam bằng tiền mặt, rồi gửi ủng hộ cho bà con miền Trung.
Một điều bất ngờ đã đến với cô trò lớp 7/7. Sau khi đăng tải hình ảnh các học trò đập ống heo trên trang facebook cá nhân, chính cô Sửu cũng không thể ngờ việc làm ấy lại có sức lan tỏa rộng hơn. Nhiều lớp học khác, cùng các thầy cô và phụ huynh cũng đã góp thêm, tổng số tiền gần 6 triệu đồng.
“Tuy số tiền góp được không lớn nhưng các con đều cảm thấy vui vì hành động lần này của mình. Những gì các con làm đã ảnh hưởng tích cực và lan tỏa tới mọi người. Đây cũng là cách để các con biết chia sẻ, yêu thương yêu với đồng bào, những người không may gặp khó khăn”, cô Sửu tâm sự.
Tấm lòng của cô Sửu cùng các học trò cũng giống như hàng chục triệu nhân dân cả nước hiện tại. Đều hướng chúng về miền Trung thân yêu. Như một tập thể lớp thuộc cựu học sinh Trường THPT Chuyên Lam Sơn đã dừng tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ra trường, dùng toàn bộ số tiền quyên góp để ủng hộ cho bà con vùng lũ. Mặc dù họ không thể như nhiều đoàn từ thiện khác, đi tận nơi, gặp trực tiếp để giúp đỡ, nhưng tấm lòng thì vẫn luôn đồng nhất.
Hình ảnh người dân xúc động nhận ủng hộ từ các đoàn từ thiện. |
Có nhiều người bày tỏ nỗi lòng, thao thức, mất ngủ vì thương “khúc ruột” miền Trung. Nhưng biết làm sao khi sức lực không đủ. Nếu không có chuyên môn, không đủ vật dụng tư trang để đám bảo an toàn cho chính bản thân mình, không nên dồn dập đến các vùng nguy hiểm làm khó thêm các lực lượng cứu hộ và cán bộ khu vực. Điều nên nhất là tìm những nhóm từ thiện lớn, có kinh nghiệm để ủng hộ đến với bà con sớm nhất.
Chị Phạm Khuyên, thành viên CLB Thiện Nguyện Búp Sen, Hà Nội vừa trở về sau chuyến đi từ thiện giúp đỡ bà con ở thôn An Nhơn, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị. Chị Khuyên chia sẻ: "Chúng tôi đã có mặt với bà con ngay từ những ngày đầu đợt lũ, trao hơn 100 suất quà, gồm 10kg gạo, 1 thùng nước Lavie, 1 chai dầu ăn, 1 bộ quần áo và 5 gói lương khô. Chúng tôi đi cùng với cán bộ địa phương chèo thuyền, lội nước trao đến tận tay từng hộ gia đình”.
Trước đó, thông qua sự kêu gọi của CLB, đã có hàng trăm cá nhân tham gia ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền Trung. Người ít thì vài chục nghìn, nhiều là vài triệu đồng để đóng góp cho chuyến đi. Danh sách các cá nhân ủng hộ cũng như hoạt động của CLB đều được công khai trên nhóm để mọi người thuận tiện cập nhật, nắm bắt từng ngày.
Chị Khuyên xúc động: "Mặc dù chuyến đi có vất vả, nguy hiểm nhưng chúng tôi được đến tận nơi giúp đỡ bà con và chứng kiến hình đau xót những gia đình không còn nhà để về, những đứa em thơ sau một đêm đã phải chịu cảnh côi cút mà chúng tôi không cầm lòng được! Thật xót xa!".
Một người dân được cứu hộ đưa đến nơi an toàn (ảnh: Trương Thanh Tùng) |
Dòng người xếp hàng chờ cứu trợ (ảnh: Trương Thanh Tùng). |
Còn chị Đỗ Dung, trưởng nhóm CLB thiện nguyện Hòa Bình bày tỏ: “Do thời tiết, mưa lũ ngày càng phức tạp nên nhóm chúng tôi không thể đến tận nơi để giúp đỡ được bà con. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang hằng ngày kêu gọi các nhà hảo tâm cùng nhau chúng tay hướng về miền Trung.
Chỉ sau nửa ngày kêu gọi, nhóm đã nhận được nhiều sự giúp đỡ ủng hộ của các hảo tâm trong và ngoài nước. Số tiền đợt đầu mà nhóm kêu gọi được đã dành mua hơn 210 chiếc áo pháo và đã được gửi đến bà con qua đường hàng không. Mưa lũ còn kéo dài để khắc phục thiệt hại cho bà con, chúng tôi vẫn tiếp tục kêu gọi đợt 2 và sẽ có những phương án tiếp theo để cứu trợ”.
Theo thông tin từ một người dân trong vùng lũ Quảng Bình, tình hình lũ lụt vẫn còn nghiêm trọng. Có nhiều nơi nước vẫn ngập nửa căn nhà. Việc cứu trợ lúc này vô cùng cần thiết và ý nghĩa, do người dân đã phải chịu áp lực tâm lý lớn vì bị cô lập.
Khánh Hòa – Phạm Bắc
Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn.