Lời toà soạn: Với mỗi người,ươngthánghơntriệutôivẫnthừasứcnuôiôtôởthànhphốbóng đá truc tuyen chiếc ô tô không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là tài sản lớn sau bao nhiêu năm tích cóp. Do vậy, quyết định mua loại xe gì, với khoảng tài chính bao nhiêu, và quan trọng hơn là chi phí "nuôi" xe hàng tháng như thế nào để không trở thành gánh nặng cho chủ nhân là đề tài muôn thuở, luôn được đưa ra bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn, hội nhóm về ô tô.
Dưới đây là câu chuyện của độc giả Đỗ Mạnh Linh (31 tuổi, trú tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) vừa gửi tới VietNamNet chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề này:
Đọc bài viết "Tổng thu nhập dưới 30 triệu đồng đừng nên mua ô tô"của anh Lê Đức Quang (Ba Đình, Hà Nội), tôi thấy quan điểm của tác giả rất cứng nhắc và có phần bi quan khi mua ô tô mà mỗi tháng còn phải "còng lưng" trả hơn 10 triệu tiền lãi. Từ chỗ mua xe để phục vụ con người, chiếc xe đã trở thành gánh nặng cho chủ nhân.
Nhìn chung, mục đích của việc mua và sử dụng ô tô mỗi người một khác, không thể áp đặt trường hợp của mình cho người kia được. Nhưng nếu là tôi, tầm tài chính có bao nhiêu tôi sẽ mua xe như vậy hoặc ít hơn, không bao giờ mạo hiểm đi vay ngân hàng để mua một thứ tiêu sản, mất giá nhanh như ô tô. Các cụ có câu "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm", mình có nhiều tiền thì mua xe xịn, tiền ít thì xe bình dân, xe cỏ.
Việc "nuôi" xe cũng vậy, nếu cứ "fix" cứng là phải có thu nhập 35-40 triệu mới được phép mua ô tô thì tôi nghĩ rằng nhiều người, trong đó có tôi sẽ chẳng bao giờ dám mơ tới xế hộp. Thế mà dù lương tháng chỉ hơn 10 triệu đồng, tôi vẫn đang sở hữu và sử dụng một chiếc ô tô cũ được gần 4 năm nay và cảm thấy rất ổn.
Đó là chiếc Chevrolet Spark đời 2006, tôi mua lại của một người anh cùng công ty với giá gần 150 triệu đồng. Thời điểm đó, vợ chồng tôi mới cưới nhau, được hai bên gia đình cho ít tiền làm vốn nên chúng tôi trích ra một khoản để tậu lấy phương tiện che mưa che nắng.
Chiếc xe nhỏ xinh thực sự giá trị khi vợ tôi có bầu và sinh con vào năm 2021, đúng thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Mỗi lần đưa hai mẹ con đi khám, đi tiêm hay về quê cũng chủ động, tiện lợi hơn nhiều so với việc đi xe khách hay thuê taxi.
Từ lúc sinh bé, vợ tôi tập trung ở nhà chăm con, thời gian rảnh có làm thêm bán hàng online với mấy người bạn nhưng thu nhập khá phập phù. Gia đình 3 người chủ yếu sống dựa vào đồng lương của tôi, mỗi tháng khoảng 11-12 triệu đồng, chưa kể thưởng dịp lễ tết. Với thu nhập có thể nói là thấp so với mặt bằng chung ở thành phố, thế nhưng hai vợ chồng vẫn thu vén được và tất nhiên ngoài nuôi con, tôi vẫn "nuôi" được cả chiếc ô tô của mình.
Cũng phải nói rằng, điều may mắn là tôi được bố mẹ đẻ cho một căn hộ tập thể cũ nên từ lúc cưới nhau, hai vợ chồng không phải đi thuê nhà. Còn chiếc xe cỏ, tôi đậu miễn phí ngay cạnh tường rào của một trường học gần nhà, mỗi tháng đỡ tốn cả triệu bạc tiền gửi.
Do chủ yếu sử dụng xe máy đi làm nên chiếc Spark của tôi hầu như chỉ được sử dụng vào dịp cuối tuần, đưa vợ con đi chơi hoặc về Thái Bình thăm ông bà ngoại. Mỗi lần về quê, nhờ có chiếc xe mà chúng tôi đã "tăng xin giảm mua", "vác" được bao nhiêu đồ ăn, thịt cá rau cỏ lên Hà Nội, toàn thực phẩm sạch và kể ra cũng tiết kiệm được kha khá tiền đi chợ.
Trong cơ cấu chi phí "nuôi" xe hàng tháng nhiều nhất là tiền xăng, nhưng do đi ít nên mỗi tháng tôi chỉ đổ trung bình 500-700 nghìn đồng là chạy thoải mái. Vào dịp Tết thì đi nhiều hơn nhưng cũng không vượt quá 1 triệu tiền xăng mỗi tháng.
Cũng phải nhắc đến là chiếc xe của tôi dù đã 18 năm tuổi nhưng vận hành vẫn khá ổn định, thỉnh thoảng tôi đưa đến gara của anh bạn gần đó kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế những phụ tùng cần thiết. Đồ đạc của dòng xe này cũng rất sẵn và khá rẻ. Trong 4 năm sử dụng, tôi đã chi tổng cộng 25 triệu để sửa chữa xe, chia trung bình mỗi tháng hết khoảng 500 nghìn đồng.
Nếu tính tất cả các khoản tiền khác, từ tiền ETC, đăng kiểm, phí sử dụng đường bộ, rửa xe, tiền gửi xe mỗi khi đi đâu đó,... chi phí "nuôi" chiếc xe này của tôi chỉ khoảng 1,8-2 triệu đồng mỗi tháng, ở mức hoàn toàn có thể chấp nhận được và không lẹm quá nhiều vào chi phí sinh hoạt của gia đình.
Quay trở lại với câu chuyện của anh Lê Đức Quang được đề cập đến ở phần đầu bài viết, tôi cho rằng, việc sở hữu và sử dụng ô tô hiện nay không mấy phụ thuộc vào việc chúng ta có thu nhập nhiều hay ít, mà quan trọng là chúng ta đi xe gì, sử dụng xe như thế nào, có thường xuyên không?...
Nên chăng, chỉ nên coi chiếc ô tô như một phương tiện phục vụ con người chứ đừng coi là tài sản hay món trang sức đắt tiền để phải hao tiền tốn của chạy theo nó.
Độc giả Đỗ Mạnh Linh (Thanh Trì, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn gì về câu chuyện trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc chia sẻ câu chuyện mua ô tô của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tổng thu nhập dưới 30 triệu đồng đừng nên mua ô tôTôi đã từng hào hứng mua ô tô khi chuẩn bị sẵn được một khoản tiền trị giá gần nửa chiếc xe, trong khi tổng thu nhập cả nhà không dưới 30 triệu đồng.