Những ngày gần đây,ườiSàiGòninchứngnhậntiêmvắkết quả bóng đá vô địch bồ đào nha trên các hội nhóm ở TP.HCM, nhiều người cung cấp dịch vụ in mã QR có thông tin tiêm vắc xin lên thẻ cho người có nhu cầu. Việc này nhằm giúp người dân không phải đưa điện thoại ra khi cần trình thông tin cho cơ quan chức năng.
Thông tin tiêm chủng được in lên giấy và ép nhựa. (Ảnh: T.P.H) |
Tuỳ theo chất liệu in mà giá cả có thể khác nhau. Trong một nhóm Facebook của chung cư Celadon City Tân Phú, một người rao dịch vụ in mã QR lên thẻ nhựa với giá 40.000 đồng/thẻ, chưa bao gồm dây đeo và bao nhựa đựng thẻ.
Theo lời người bán, kích thước thẻ nhựa khi in ra sẽ tương đương thẻ ngân hàng. Thẻ được làm từ chất liệu PVC chịu nước và bền với thời gian.
Trong khi đó, trong nhóm chat Zalo của chung cư 8X Đầm Sen (Tân Phú), một người cũng rao dịch vụ in mã QR chứng nhận tiêm cho cư dân nhưng chỉ in lên giấy màu. Chi phí in trên giấy và bao nhựa, dây đeo được tính giá 70-80 ngàn đồng/bộ tuỳ loại.
“Thẻ này đeo trên người, rất tiện khi cần cung cấp thông tin, không cần phải móc điện thoại ra. Tiện dụng nhất là với chị em phụ nữ hay cất điện thoại trong ví hoặc cốp xe”, người bán tên H. ở chung cư cho biết.
Chỉ mới buổi sáng Chủ nhật 3/10, anh này đã “chốt đơn” được khoảng 40 chục thẻ cho khu cư dân trên dưới 1.000 người.
Hôm qua, diễn viên Hồ Bích Trâm cũng đăng lên trang Facebook cá nhân cho biết đã in chứng nhận tiêm vắc xin của cô lên giấy, sau đó ép nhựa.
Theo nữ diễn viên, việc in chứng nhận tiêm ra thẻ giúp cô tránh được bất tiện khi phải lấy điện thoại ra nhiều lần và đề phòng cướp giật.
Diễn viên Hồ Bích Trâm khoe thẻ in mã QR tiêm chủng hôm 2/10. (Ảnh: FBNV) |
Theo lời những người làm dịch vụ in thẻ, hầu hết người dân đều dùng mã QR trên ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử để in.
Một số người truyền tai nhau về việc có tình trạng giả lực lượng chức năng kiểm tra mã QR trên điện thoại của người dân, sau đó giật mất điện thoại. Nhưng thông tin không chính thức này chưa được cơ quan chức năng xác nhận.
Trong giai đoạn TP.HCM thực hiện giãn cách nghiêm ngặt từ 23/8 đến cuối tháng 9, người dân ra đường phải có giấy đi đường và có giai đoạn phải trình mã QR tại các chốt kiểm dịch. Mã QR này được lấy từ ứng dụng VNEID do Bộ Công an phát hành.
Kể từ 1/10, các chốt kiểm soát di chuyển bên trong địa phận TP.HCM đã được gỡ bỏ hoàn toàn, người dân không cần phải trình giấy đi đường hay mã QR. Tuy nhiên, theo chính quyền địa phương, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra ngẫu nhiên người dân trên đường. Khi đó, người dân phải trình được thông tin cá nhân trên các ứng dụng VNEID, Y tế HCM hoặc Sổ sức khoẻ điện tử trong thời gian chờ ứng dụng PC-Covid được dùng chính thức. Người không sử dụng smartphone có thể đưa các giấy tờ chứng nhận về việc tiêm chủng hoặc là F0 khỏi bệnh.
Mã QR được in ra thẻ vẫn chưa biết có được cơ quan chức năng chấp nhận hay không, song khi cung cấp hình ảnh mã cho bên thứ 3 (để in) người dân cần cân nhắc vì thông tin cá nhân bao gồm ngày sinh, tên họ, số CMND, tình trạng tiêm vắc xin chắc chắn đã bị lộ.
Hải Đăng
Giải pháp quản lý thông tin người vào ra các địa điểm bằng quét mã QR đóng vai trò quan trọng trong quá trình dần mở cửa trở lại sau đại dịch. Ứng dụng PC-Covid mới ra sẽ hỗ trợ tạo mã QR địa điểm.