Đầu năm nay,ựuthủkhoaVĩnhPhúctựvẽcơhộitrúnghọcbổngtoànphầnduhọkèo nhà cái arsenal khi nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng, Trần Bích Ngọc là sinh viên năm thứ nhất ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Với học bổng dạng Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Ba Lan mà cô trúng tuyển, Trần Bích Ngọc sẽ đi du học Ba Lan trong 4 năm tới. Cô sẽ lên đường vào hôm nay (25/10).
Ngọc được chi trả toàn bộ tiền học phí và các chi phí liên quan đến việc học từ phía Ba Lan, cũng như tiền sinh hoạt phí và các chi phí khác như bảo hiểm, visa, hộ chiếu, vé máy bay, phí đi đường từ phía Việt Nam.
Hành trình của cô thủ khoa tỉnh lẻ
"Đôi khi mọi việc đến với chúng ta như một cái duyên. Ở độ tuổi 18,20, chúng ta mang trong mình nhiều hoài bão và khát vọng vươn lên. Tuy nhiên trong tay chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong giai đoạn chênh vênh, khi thấy những người khác đang vươn xa còn mình thì cứ chạy đôn chạy đáo không cái gì ra cái gì, mình cũng đã từng cảm thấy rất chán nản" - Ngọc chia sẻ.
Sở dĩ, cô gái từng trải qua tâm trạng này bởi cô ước mơ được đi du học từ năm lớp 8, dự định sẽ đi vào bậc THPT và chậm nhất là tốt nghiệp phổ thông sẽ đi.
Ngọc đã từng bước thực hiện nó bằng những cách đơn giản như học thêm một chút Tiếng Anh, bước ra vùng an toàn của mình thêm một chút.
"Nhưng đúng là người tính không bằng trời tính, có lẽ đó là thời điểm không phù hợp với mình, khi nguồn lực tài chính không đủ, khi kiến thức và kỹ năng chưa đủ, khi mọi thứ chưa sẵn sàng. Mình đã phải tạm gác ước mơ du học và quay ngoắt sang một hướng khác phù hợp với bản thân hơn".
Nhưng không gì là không thể, Ngọc nói mình đã học được cách nắm lấy các cơ hội và quyết tâm thực hiện nó bằng tư duy không giống ai và cũng không bằng ai này của mình.
Khi chuẩn bị cho hành trình du học, Ngọc có danh hiệu Thủ khoa khối C kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021 tỉnh Vĩnh Phúc (28,75/30 điểm), có GPA cấp 3 (Trường THPT Trần Phú) là 8,6/10, GPA 3,73/4 ở năm thứ nhất của Học viện Ngoại giao Việt Nam. Và tới lúc này, cô vẫn chưa từng thi IELTS.
Các hoạt động ngoại khóa của cô là: Người dẫn chuyện, MC tại DAV The Broadcaster – Học viện Ngoại giao; Thực tập sinh tại Vụ Thi đua Khen thưởng – Truyền thống Ngoại giao, Bộ Ngoại giao (12/2021-3/2022); Người sở hữu, sáng tạo nội dung tại page Bí Ngô nói; Chủ nhiệm câu lạc bộ Tiếng Anh của trường THPT Trần Phú nhiệm kỳ 2019-2021; Trưởng ban tổ chức các chương trình ngoại khóa, thiện nguyện như The Mid-Autumn Festival, Hướng Nghiệp-Hướng tương lai, The Happy Sunday...
"Với nền tảng của mình như vậy, các bạn có thể thấy rằng chương trình học bổng dạng Hiệp định đi Ba Lan không yêu cầu điểm IELTS và bạn phải học tiếng Ba Lan trong năm đầu tiên dự bị. Sau đó, bạn sẽ học tiếp bằng tiếng Ba Lan.
Cũng đưa ra thông tin như vậy để biết được thành tựu mình có không có giải quốc tế, quốc gia để đạt học bổng như nhiều Schoolfans khác. Tất cả những thành tựu nho nhỏ mình sở hữu chỉ ở phạm vi cấp tỉnh và hết sức căn bản của một học sinh học trường công ở một tỉnh lẻ.
Mình không dám dùng cụm từ tư duy đột phá để động viên mọi người làm việc theo cách đó, chỉ cùng chia sẻ với các bạn rằng: Thế giới này cần những người mơ mộng. Thế giới này cũng cần những người hành động. Và hơn hết, thế giới này cần những người mơ mộng biết hành động.
Vậy nên, bất cứ điều gì bạn nghĩ bạn cần làm để nâng cao giá trị của bản thân, tốt cho mình và sẽ tốt cho mọi người, hãy bắt tay vào thực hiện nó ngay, bằng những cách ít ai nghĩ tới nhất cũng được, miễn là chúng ta bắt đầu. Nếu cơ hội không đến, hãy vẽ ra nó".
Kinh nghiệm "vẽ cơ hội"
Học bổng Hiệp định là học bổng theo Thỏa thuận hợp tác và Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ hoặc tổ chức quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang ký Hiệp định hợp tác giáo dục với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Hungary, Liên Bang Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Lào, Mô dăm bích...
Với học bổng đi Ba Lan, Trần Bích Ngọc cho biết học bổng này được quản lý bởi chính phủ Ba Lan qua Cơ quan trao đổi học thuật quốc tế NAWA và chính phủ Việt Nam qua Cục Hợp tác quốc tế trực thuộc Bộ GD-ĐT.
Học bổng thường mở vào đầu năm, mỗi năm gồm 20 suất, có đủ cho các bậc học từ Đại học đến Tiến sỹ. Sinh viên đi theo dạng này sẽ được tài trợ khá nhiều khoản phí, chịu sự quản lý của Nhà nước qua hệ thống lưu học sinh OMS và sự quan tâm tạo điều kiện từ Đại sứ quán. Như thông báo, ràng buộc sau khi trở về nước là phải phục vụ Nhà nước 2 năm... Ngoài ra, các điều kiện tuyển sinh và chi tiết của học bổng đều có trên trang Thông tin của Cục Hợp tác quốc tế.
Ngọc cho biết khi làm hồ sơ, đầu tiên ứng viên sẽ phải làm hồ sơ gửi tới phía Việt Nam, dưới dạng cả trực tuyến trên trang đăng ký ứng tuyển của Cục Hợp tác quốc tế và gửi 1 bộ hồ sơ giấy đến Cục. Bên cạnh đó, khi đăng ký trực tuyến, ứng viên cần phải nộp một thư bày tỏ nguyện vọng nhận học bổng.
“Đây là một bài luận đúng nghĩa, trình bày khả năng và những suy nghĩ của mình, và nên bổ sung đủ văn bản tiếp nhận từ trường Đại học mà bạn định học trong những năm tới” – Ngọc lưu ý.
“Lời khuyên của mình trong khi bạn làm hồ sơ đó là hãy cố gắng viết thật nhất những suy nghĩ và thể hiện khả năng sáng tạo của mình một cách lễ phép, lịch sự, chân thành. Bên cạnh đó, bạn hãy nộp tất cả những giấy chứng nhận những hoạt động ngoại khóa mà mình đã tham gia, điều này cũng góp phần làm cho hồ sơ của bạn trở nên sáng giá.
Nếu được, hãy nhờ thầy cô giáo hoặc những người có uy tín viết cho bạn một lá thư giới thiệu. Trong thư nên được viết làm sao để thể hiện đúng con người của bạn, cả những ưu, nhược điểm chứ không nên tập trung khoe mẽ với những lời khen hết sức giả trân.
Thư giới thiệu không bắt buộc ở phía Việt Nam nhưng mình đã cố gắng chuẩn bị thừa ra 2 thư để đính kèm nó trong bộ sơ như một lời nói: Ngoài những gì em tự nói về bản thân thì từ sự nhìn nhận của người khác, em cũng xứng đáng nhận được học bổng này. Hãy chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và đầu tư nhất có thể ngay từ vòng này" - Ngọc chia sẻ kinh nghiệm.
Khi nhận được mail qua vòng sơ tuyển từ phía Việt Nam, Ngọc tiếp tục làm hồ sơ ứng tuyển trực tuyến với phía Ba Lan bằng Tiếng Anh/Tiếng Ba Lan trên web của NAWA.
Cô cho biết phía Ba Lan vẫn yêu cầu nộp những thông tin cơ bản của ứng viên và thư giới thiệu, motivation letter, pre-acceptance letter từ phía trường định học sau khi kết thúc dự bị.
"Đầy đủ hồ sơ, NAWA sẽ xét duyệt cấp học bổng cho bạn. Khi được phía Ba Lan tiếp nhận, bạn sẽ được phía Ba Lan phân về các trường Đại học để học tiếng trong năm dự bị tùy vào ngành học mà bạn đã làm hồ sơ. Các trường Đại học dạy tiếng rất quan tâm và tạo điều kiện cho sinh viên được học bổng nên chúng mình luôn được hỗ trợ nhiệt tình và kịp thời.
Tiếp sau đó nữa phía Cục Hợp tác quốc tế sẽ có những thông báo chi tiết, cụ thể gửi đến bạn để làm thủ tục đi học...".
Sau khi kết thúc một năm học tiếng, lấy bằng tiếng Ba Lan, Ngọc sẽ được các thầy cô giáo trường tiếng hướng dẫn thủ tục để nhập học chuyên ngành vào các trường Đại học theo nguyện vọng. Ngọc cho biết cô dự định sẽ tiếp tục theo học ngành truyền thông.
"Tuy nhiên, sinh viên được học bổng dạng Hiệp định chỉ được lựa chọn theo học ở các trường công thì mới được chi trả học bổng, các bạn muốn ứng tuyển học bổng này nên lưu ý để tránh chọn sai trường ban đầu. Vì là học bổng nằm trong Ngân sách nhà nước, chịu sự quản lý của Nhà nước nên làm thủ tục khá mất thời gian và nhiều công đoạn. Chúng ta bắt buộc phải kiên trì vượt qua thôi.
Sau đó, mình bắt đầu đi hợp pháp hóa các giấy tờ và bằng để phục vụ học Đại học sau năm học tiếng. Và cuối cùng là làm visa và hoàn thành thủ tục để bay...".
Quá trình "chỉ như vậy thôi" nhưng cũng ròng rã rất nhiều tháng trời. Theo Ngọc, ứng viên hãy đặc biệt chỉn chu làm hồ sơ ngay từ đầu bởi tuy hợp tác song phương, cả hai cùng quyết định nhưng phía Việt Nam có sự quyết định rất lớn.
“Hầu như nếu được phía Việt Nam chọn lựa qua sơ tuyển thì khả năng cao ứng viên cũng sẽ được phía Ba Lan đồng thuận cấp học bổng”.
Ngọc hy vọng nhưng kinh nghiệm từ hành trình của mình sẽ đến được, và tiếp thêm sự tự tin, cho những người bạn cùng trang lứa đang có mục tiêu chinh phục học bổng thực hiện giấc mơ du học, như chính Ngọc đã từng.