Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia là hai cơ sở dữ liệu quan trọng,ínhphủyêucầuđẩynhanhtiếnđộxâynềntảngtíchhợpchiasẻdữliệty le 7m truc tuyen tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử (Ảnh: stttt.binhdinh.gov.vn) |
Nghị quyết 91 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2020 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 11/6/2020.
Tại Nghị quyết này, Chính phủ tiếp tục dành hẳn một mục để đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ trong Nghị quyết 17 ngày 7/3/2020 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.
Cụ thể, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ đề ra năm 2020 tại Nghị quyết 17, nhất là việc hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020; tối thiểu 30% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
Các bộ, ngành, địa phương cũng được yêu cầu kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/ chính quyền điện tử theo Quyết định 701 ngày 26/5/2020 về kiện toàn Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; triển khai hoạt động giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung phù hợp, bảo đảm hiệu quả.
Đáng chú ý, tại Nghị quyết 91 mới ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ Công an tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ triển khai Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 17 đến tháng 5/2020, Bộ TT&TT - cơ quan đầu mối điều phối các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử cho biết, việc triển khai Chính phủ điện tử nói chung và Nghị quyết 17 nói riêng tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai và đã đạt được một số kết quả nổi bật.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt để phát triển Chính phủ điện tử. Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử đã được kiện toàn để chỉ đạo thêm nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh. Tại các bộ, ngành, địa phương, công tác chỉ đạo, điều hành phát triển Chính phủ điện tử tiếp tục được quan tâm.
Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã bước sang trạng thái “bình thường mới”.
Cùng với đó, khung pháp lý cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử đã tiếp tục được hoàn thiện.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 30 về công tác văn thư; Nghị định 45 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Nghị định 47 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; Nghị quyết 71 về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định 458 phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025”.
Đặc biệt, các nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử, thực hiện chuyển đổi số quốc gia đã được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, Bộ TT&TT cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, trong đó có việc một số cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử chưa được triển khai, đặc biệt là về cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai.
M.T
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, về nguồn vốn xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ngoài số vốn đã bố trí cho Bộ Công an, số vốn còn lại sẽ được bố trí trong nguồn vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.