Trưa nay,ĐàNẵngQuảngNamchohọcsinhnghỉhọctránhbãosốdự đoán barca ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, ông đã ký văn bản quyết định cho học sinh các cấp nghỉ học để phòng tránh bão số 9.
Theo đó, bão số 9 được dự báo có cường độ mạnh, sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh miền Trung, gây mưa lớn, tăng nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất.
Quảng Nam cho học sinh nghỉ học 2 ngày để tránh bão |
Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam yêu cầu Trưởng Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, TP; Hiệu trưởng các trường THPT, Phổ thông dân tộc nội trú; Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh thông báo cho học sinh, học viên nghỉ học ngày 27 và 28/10 để phòng tránh bão.
Ngoài ra, triển khai thực hiện chằng chống trường học, nhà làm việc, nhà kho, hệ thống cây xanh và các công trình xây dựng khác để phòng tránh tốc mái, ngã đổ.
Đồng thời, di chuyển tài liệu, sách vở, thiết bị và các phương tiện đến nơi an toàn.
“Đặc biệt ở những vùng trũng thấp, những nơi có thể chịu ảnh hưởng của lũ, Thủ trưởng các đơn vị cần chỉ đạo, quán triệt cho học sinh và phụ huynh, cán bộ, giáo viên đề phòng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất…, cần đảm bảo an toàn trong việc đi lại để tránh thiệt hại về người và tài sản”, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam yêu cầu.
Còn tại Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng vừa có công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, sẵn sàng triển khai ngay phương án sơ tán các hộ dân, sinh viên, công nhân sống trong các nhà trọ, nhà tạm, nhà không kiên cố, nhà khu vực ven biển, các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nước biển dâng do bão đến nơi an toàn trước 15 giờ ngày 27/10.
Đồng thời, yêu cầu Sở GD-ĐT thông báo cho học sinh nghỉ học ngày 28/10/2020, tiếp tục theo dõi tình hình bão, mưa lũ,... để chủ động cho học sinh nghỉ học trong ngày 29/10/2020; rà soát, kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh và phòng, chống ngã đổ cây xanh trong trường học.
Lê Bằng - Kiều Oanh
Sau gần 3 tuần hứng chịu liên tiếp nhiều đợt mưa lũ, hiện có hàng chục trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn chưa thể cho học sinh quay trở lại trường, do các lớp học bị bùn đất phủ dày.