J. Paul Getty (1892-1976) - nhà tư bản người Mỹ gốc Anh - có một biệt danh khác là “tỷ phủ keo kiệt nhất thế giới”,ữngnguyêntắcgiúpapostỷphúkeokiệtaposthànhngườigiàunhấtthếgiớkeo nga cai bởi lối sống đạm bạc và có phần tằn tiện.
Ông xuất thân từ một gia đình có điều kiện về kinh tế khi cha là chủ một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dầu mỏ. Tuy nhiên, Getty vẫn có những đường hướng phát triển riêng của mình. Ông bắt tay phát triển sự nghiệp từ sớm và trở thành một triệu phú khi 24 tuổi. Năm 1957, ở tuổi 65, ông trở thành người giàu có nhất nước Mỹ. Và năm 1966, sách kỷ lục Guiness công nhận ông là người giàu nhất thế giới với khối tài sản ước tính 1,2 tỷ đôla.
Trong cuốn Tôi đã làm giàu như thế đấy, Getty đã kể về đời sống riêng tư và quá trình xây dựng sự nghiệp của bản thân mình. Đồng thời, ông cũng thể hiện quan điểm, suy nghĩ (cá tính) của mình về giàu có, về tư duy triệu phú và chia sẻ những nguyên tắc, cách thức kinh doanh thành công mà bản thân ông đã áp dụng.
Getty cho biết không ít người trẻ dấn thân vào sự nghiệp kinh doanh trong khi không có đủ nền tảng và sự chuẩn bị cần thiết. Họ thất bại không phải do thiếu chuyên môn, mà vì không thể nắm bắt bức tranh toàn cảnh, không có tầm nhìn xa trông rộng. Họ không hiểu, cũng không coi trọng các nguyên tắc phổ biến được áp dụng, những triết lý cơ bản, cùng tác động và hậu quả không ngừng xảy đến - và đặc biệt là vô vàn trách nhiệm - những yếu tố rất cần thiết của kinh doanh trong thời đại phức tạp này.
Getty cũng cho biết, ông cảm thấy trong xã hội hiện nay, người ta quá chú ý đến việc trở nên giàu có mà ít quan tâm đến câu hỏi rất quan trọng như làm thế nào để trở thành người giàu có, làm sao để đảm đương những trách nhiệm mà việc giàu có mang lại trong khi tích cực hưởng các đặc quyền nó ban tặng.
Đề cập đến thuật ngữ “giàu có”, Getty cho rằng đây thực chất là một khía cạnh thuộc về tính cách, tri thức, quan điểm và thái độ cũng như tiền bạc. Còn “tư duy triệu phú”, thì ông cho rằng nó vốn không phải và không bao giờ là một tư duy chỉ nhờ tích lũy mà có được.
Theo ông, một người đàn ông có năng lực, đầy tham vọng, luôn nỗ lực thành công phải hiểu rằng thuật ngữ “giàu có” mang những nét rất phong phú. Do vậy để cân bằng giữa bản thân và sự nghiệp giàu có của mình, anh ta phải biết cách trở thành người giàu theo nghĩa tích cực của thuật ngữ này.
Sách Tôi đã làm giàu thế đấy. Ảnh: MC. |
Trong cuốn sách, Getty đã chia sẻ hành trình trở thành triệu phú của mình, cách ông kiếm được một triệu đôla đầu tiên, cách ông gây dựng nên nền tảng cho doanh nghiệp của mình, cách ông duy trì tinh thần triệu phú (trạng thái thúc đẩy mọi kỹ năng và trí thông minh của một các nhân cho các mục tiêu kinh doanh)… và đặc biệt là những nguyên tắc mà ông áp dụng thường xuyên trong suốt sự nghiệp thành công của mình.
Ông viết “Những người đạt đến đỉnh cao thành công là những người làm việc với năng lượng, lòng nhiệt thành và sự cần cù. Không có công thức nào đảm bảo bạn sẽ thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên, tôi tin rằng có một số nguyên tắc thiết yếu nếu chịu khó tuân thủ, cơ hội thành công của một doanh nhân sẽ tăng lên rất nhiều”.
Theo Getty, nguyên tắc đầu tiên là chỉ có một con đường duy nhất và gần như không có trường hợp ngoại lệ nào để kiếm được một số tiền lớn trong kinh doanh, đó chính là tự thành lập doanh nghiệp của riêng mình. Getty cũng khuyên những người muốn dấn thân vào thương trường nên chọn lĩnh vực mà bản thân am hiểu. Lý do, không ai có thể biết hết mọi thứ ngay từ đầu, nhưng chúng ta không nên bắt đầu khi chưa tích lũy được một nền tảng kiến thức vững chắc về ngành nghề dự định kinh doanh.
Nguyên tắc thứ hai theo Getty đó là doanh nhân không bao giờ được xa rời mục tin tiêu chính của doanh nghiệp: sản xuất những sản phẩm và cung cấp những dịch vụ tốt và đa dạng hơn cho nhiều người hơn ở mức giá thấp hơn.
Nguyên tắc thứ ba là chi tiêu thận trọng rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nhân cần tuân thủ kỷ luật chặt chẽ để thực hành tiết kiệm bất cứ nơi nào có thể, cả trong cuộc sống cá nhân lẫn kinh doanh. “Hãy kiếm tiền trước - rồi nghĩ tới việc tiêu tiền sau” là triết lý tuyệt vời nhất cho những ai muốn thành công.
Nguyên tắc thứ tư là không bao giờ phớt lờ hoặc bỏ qua những cơ hội đầu tư chính đáng. Mặt khác, doanh nhân cũng luôn phải chế ngự những cám dỗ hoặc sự mù quáng để khởi động những chương trình mở rộng khi chưa tìm được lý do thích đáng và có kế hoạch kỹ càng.
Nguyên tắc thứ năm là doanh nhân phải tự điều hành công ty mà mình thành lập. Lý do anh ta không thể kỳ vọng nhân viên sẽ tư duy hay hành động tốt như mình. Bởi nếu vậy, họ sẽ không còn là nhân viên của anh ta nữa.
Nguyên tắc thứ sáu là doanh nhân phải luôn nhạy bén trước các giải pháp mới để cải thiện sản phẩm và dịch vụ, cũng như tăng sản lượng và doanh số. Anh ta cũng nên biết cách lợi dụng những giai đoạn phát đạt để tìm ra hướng nâng cao công nghệ sản xuất và giảm thiểu chi phí.
Nguyên tắc thứ bảy là một doanh nhân phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro - mất mát về vốn, danh tiếng và các khoản vay khi anh ta đánh giá những rủi ro là ngang bằng với thành công đạt được về sau. Nhưng đã vay thì phải trả đúng hạn. Mức xếp hạng tín nhiệm tồi tệ chắc chắn sẽ là dấu chấm hết cho sự nghiệp của anh ta.
Nguyên tắc thứ tám là một doanh nhân phải biết khám phá những chân trời mới và những thị trường chưa có người khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức.
Nguyên tắc thứ chín là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để xây dựng niềm tin của khách hàng và mở rộng quy mô là sở hữu một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt.
Nguyên tắc thứ mười là dù người làm kinh doanh có kiếm được bao nhiều triệu đôla đi chăng nữa, anh ta cũng luôn phải xem sự giàu có của mình như một phương tiện để cải thiện điều kiện sống ở khắp mọi nơi. Anh ta phải nhớ rằng mình có trách nhiệm với xã hội, nhân viên, các cổ đông - cũng như với công chúng.
Getty tin rằng, nếu những người trẻ tham vọng nhận ra những cơ hội và tiềm năng vô hạn quanh mình, đồng thời áp dụng những nguyên tắc này và làm việc chăm chỉ, thì họ sẽ có nhiều cơ hội để thành công trong kinh doanh.