Tư tưởng đại đoàn kết (ĐĐK) là một cống hiến nổi bật,ưtưởngđạiđoànkếtcủaChủtịchHồChíkết quả cúp ý đặc sắc và độc đáo, có giá trị lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam. ĐĐK là tư tưởng xuyên suốt, “nhất thành bất biến” của Người. Trong quá trình đi tìm chân lý và hướng dẫn toàn Đảng, toàn dân đi theo con đường cứu nước đúng đắn, Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy truyền thống ĐĐK vốn có của dân tộc lên một tầm cao mới, trong thời đại mới trên cơ sở tiếp thu sáng tạo quan điểm về vai trò quần chúng trong cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng lấy dân làm gốc của ông cha ta.
Mặt trận TQVN là tổ chức kết nối và phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc mà Bác Hồ đã đề raNgười thường dạy, tư tưởng ĐĐK phải được quán triệt trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Muốn đoàn kết toàn dân, trước hết phải tăng cường đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong Đảng là hạt nhân của đoàn kết toàn dân. Muốn đoàn kết dân tộc, phải đoàn kết Bắc - Nam, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết miền ngược với miền xuôi, đoàn kết giữa các giai cấp và các tầng lớp, đoàn kết đồng bào trong nước với đồng bào ta ở nước ngoài. Nguyên tắc ĐĐK của Hồ Chí Minh là lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi của nhân dân lao động làm nền tảng, lấy đại nghĩa dân tộc làm trọng.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong thời đại ngày nay, muốn tiến hành cách mạng thì điều tiên quyết là phải có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo đúng đắn, đồng thời phải có sự tham gia cách mạng đông đảo của khối ĐĐK toàn dân thì cách mạng mới “đi đến nơi”, mới thành công được. Lực lượng cách mạng đông đảo ấy trước hết phải là khối ĐĐK toàn dân, lấy liên minh công - nông và lao động trí óc làm nền tảng, được tập hợp trong một tổ chức nhất định, có tên chung ở mọi thời kỳ cách mạng, đó là Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (MTDTTNVN). MTDTTNVN bao gồm tất cả các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo, các đoàn thể, các đảng phái và những cá nhân yêu nước không phân biệt xu hướng chính trị, giàu nghèo. Chính vì vậy, ngày 18-11-1930, Hội Phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của MTDTTNVN đã ra đời, nhằm đoàn kết tập hợp mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ. Đây chính là sự thành công tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua nhiều thời kỳ với các hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, MTDTTNVN đã đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, tiến hành đấu tranh vô cùng kiên cường và sáng tạo, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng qua các giai đoạn lịch sử.
Ngày nay, kế tục vai trò lịch sử của MTDTTNVN, Mặt trận TQVN với 5 Chương trình hành động do Đại hội toàn quốc lần thứ VII (tháng 9-2009) đề ra đang không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống ĐĐK toàn dân tộc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Ở Bình Dương, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của MTTQ tỉnh trong 5 năm 2009-2014 là tiếp tục nâng cao vai trò của MTTQ các cấp, đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, tôn giáo để tăng cường củng cố và mở rộng khối ĐĐK toàn dân tộc trong tỉnh. Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tới đông đảo đoàn viên, hội viên của các tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng.
MTTQ các cấp trong tỉnh đang tích cực học tập, thực hành tư tưởng, quan điểm, đường lối ĐĐK toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng. Tấm gương đạo đức của Người về ĐĐK, về thực hành dân chủ, lòng nhân ái, khoan dung, về sự tự nêu gương được UBMTTQ từ tỉnh đến cơ sở xây dựng thành các tiêu chí cụ thể để thực hiện và tuyên truyền trong hệ thống Mặt trận, trong nhân dân.
LÂM SANG