10 lần thương lượng,àmmấtxemáygầntriệubácbảovệbánđấtnhịnănlođềnbùkết quả vô địch australia xin đền bù chiếc xe 200 triệu
Hoàn cảnh khó khăn, ông Trương Đình Đàn (63 tuổi, thường trú tại xã Liên Phương, Thường Tín, Hà Nội) xin đi làm bảo vệ, kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Những tưởng công việc với mức lương 6 triệu đồng/tháng sẽ giúp ông và vợ vơi bớt gánh nặng. Nào ngờ trong vòng 7 tháng đi làm, ông không may làm mất 2 chiếc xe của khách.
Lần gần đây nhất, vào ngày 20/2, trong ca trực của mình ở chung cư Mon City trên đường Nguyễn Cơ Thạch (Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội), ông Đàn đã để mất chiếc xe SH đắt tiền, trị giá gần 200 triệu đồng.
Ông chia sẻ: ‘Theo quy định công ty, khi ký hợp đồng, ca trực của bảo vệ nào bị mất xe, người đó tự bỏ tiền túi ra đền. Tôi cũng phải tuân thủ các điều khoản đó’.
Ông Đàn làm bảo vệ tại chung cư Mon City. |
Nhớ lại thời điểm mất xe, ông Đàn rơm rớm nước mắt kể: ‘Hôm đó, trời nhập nhoạng tối, có mưa nhỏ. Tôi ngồi trông xe, lượng xe khá lớn, lên tới cả trăm chiếc.
Từ xa, 2 thanh niên đi xe máy tấp vào. Một người nhảy xuống, bẻ khóa chiếc xe SH (BKS 29D1-273.96) rồi lên xe phóng đi mất. Mọi việc diễn ra khá nhanh, chỉ khoảng vài giây. Tôi hô hoán, đuổi theo nhưng không kịp’.
Ngay sau đó, ông Đàn đã báo cáo lên ban lãnh đạo công ty bảo vệ, ban quản lý tòa nhà và trình báo cơ quan công an phường Mỹ Đình 2.
Ông Nguyễn Minh Tâm - Giám đốc công ty bảo vệ nơi ông Đàn công tác cho biết: ‘Nhận được tin báo của nhân viên, chúng tôi đã cử người xuống địa bàn nắm bắt tình hình, làm việc với chủ xe.
Chủ chiếc xe SH tiết lộ, đây là chiếc xe nhập khẩu, có giá gần 200 triệu đồng, thuộc hàng hiếm ở Việt Nam. Bình thường, người này ít khi sử dụng, chỉ dùng xe khi đi chơi.
Với giá trị lớn như vậy, ông Đàn và lãnh đạo công ty phải mất 10 lần gặp gỡ, trao đổi với chủ xe, họ mới đồng ý nhận mức giá bồi thường là 150 triệu, thay vì đòi 180 triệu đồng như ban đầu’.
Được biết, số tiền đền bù, công ty sẽ ứng ra chi trả cho khách vào ngày 5/3 tới. Sau đó, hàng tháng, công ty sẽ trừ một phần tiền lương của ông Đàn.
‘Với mức lương 6 triệu, nếu trừ hết lương, khoảng 2 năm rưỡi tôi trả nợ xong nhưng do còn chi trả sinh hoạt phí, mỗi tháng tôi xin công ty trích lại 1 triệu đồng ăn uống, còn 5 triệu trả tiền đền bù. Như vậy, thời gian trả nợ có thể kéo dài hơn. Trước đó, tôi từng phải đền bù số tiền 20 triệu cho một chiếc xe khác.
Đây là lỗi và trách nhiệm của tôi, tôi không dám trách ai, chỉ trách bản thân mình’, ông Đàn nghẹn ngào nói.
Ngày ăn một bữa, rao bán đất trả nợ
Chia sẻ về cuộc sống riêng, ông Đàn tâm sự: ‘Tôi quê gốc Hà Tĩnh, hiện ở Thanh Trì (Hà Nội). Vợ chồng tôi làm công nhân, đã được nghỉ theo chế độ mất sức. Chúng tôi sinh được 3 người con. Các cháu đi làm nhưng kinh tế cũng eo hẹp.
Khi làm mất xe lần đầu, các cháu cũng hỗ trợ bố chút ít, đền bù cho khách, còn lần này, chúng không giúp được gì.
Vợ tôi nghe chồng điện thoại về báo tin, bà ấy lặng người một lúc mới cất lời được. Mười triệu với nhà tôi đã là số tiền rất lớn, nói gì đến cả trăm triệu đồng như vậy’.
Sau vụ mất xe, hàng ngày, ông Đàn dùng khóa dây, khóa các xe lại với nhau. |
Mỗi ngày, ông Đàn rời nhà lúc 4 giờ sáng, vượt 30 km đến chỗ làm. 21 giờ tối, ông mới hết ca, trở về nhà. Cứ thế, dù nắng hay mưa, người đàn ông hơn 60 tuổi này vẫn đều đặn ngược xuôi trên quãng đường dài để mưu sinh.
Dạo gần đây, ông được tạo điều kiện cho ngủ ở nơi làm việc. Nhờ thế, ông đỡ vất vả đôi phần.
Nhưng từ ngày mất chiếc xe đắt tiền của khách, nỗi lo trong lòng ông Đàn càng chồng chất. Ông tiết kiệm tối đa các khoản phí, chỉ dám ăn một suất cơm 20 nghìn đồng/ngày.
‘Đói cho sạch, rách cho thơm’, thiếu thốn thế nào tôi cũng chịu được, chỉ mong trả xong nợ. Vợ tôi dự định bán mảnh đất ở quê đi trả nợ nhưng tôi rao chưa thấy ai hỏi.
Bữa cơm 20 nghìn với tôi là tươm tất lắm rồi nhưng mình mua, chủ quán cơm còn ngần ngại không muốn bán. Vì thời buổi vật giá leo thang, một suất cơm, có chút đậu, 4 miếng thịt cũng phải 25 - 30 nghìn đồng.
Lúc này, tôi không mong gì hơn là tìm được chiếc xe đó nhưng có lẽ rất khó’, ông bộc bạch.
Ông Đàn cũng cho hay, để tăng cường các biện pháp an ninh, giờ ông chuẩn bị thêm khóa dây, khóa các xe lại với nhau nhưng cũng khá bất tiện, vì mỗi lần khách lấy xe, phải thao tác khá lâu.
Người đàn ông có gương mặt khắc khổ tâm sự, ông hi vọng phía công ty cũng sớm tăng cường thêm một nhân sự nữa chốt cùng ông tại địa điểm này. Bởi vào những ngày cao điểm, lượng xe ra vào lên tới cả trăm chiếc. Một mình ông Đàn sẽ gặp khó khăn về mặt kiểm soát, trông coi.
Về phía công an phường Mỹ Đình 2, vị đại diện thông tin, khi xảy ra vụ mất xe, lãnh đạo công an phường đã cử người xuống hiện trường lấy thông tin, lời khai và trích xuất camera. Hiện, việc truy tìm chiếc xe vẫn đang được thực hiện.
Mỗi ngày, ông Thái lấy gần 500 tờ vé số rồi rong ruổi khắp ngả đường bán. Số tiền lời, ông mang đi giúp những người khó khăn.