Tối tăm và bức bối là cảm nhận đầu tiên về khu trọ nơi gia đình chị T. đang sinh sống. Ánh sáng tờ mờ của chiếc bóng đèn ngoài hàng lang chiếu rọi vào mấy đứa trẻ. Những cô,ữngmảnhđờibấthạnhmongchờđượctiếpsứtỷ lệ tỷ số cậu bé chừng 12-13 tuổi đang tranh thủ hít thở không khí từ ngoài đường ập vào, sau thời gian dài “núp” ở trong phòng trọ.
Chị T. vừa hết hạn tự cách ly tại nhà được 3 ngày. Trước đó, ngày 15/8, chị phải đi cách ly tập trung do dương tính với Covid-19. Nhờ sức khỏe hồi phục và xét nghiệm âm tính nên chị được về nhà tiếp tục cách ly từ ngày 31/8. “Điều may mắn duy nhất là chồng và con trai tôi đều khỏe mạnh”, chị T. chia sẻ.
Những đứa trẻ tranh thủ ra hành lang chơi nhưng vẫn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. |
Khu trọ ở đường Trần Thương Mại, khu phố 3, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM vẫn nằm trong vùng đỏ của bản đồ Covid-19. Tại đây, ngoài chị T. còn có những người khác bị lây nhiễm từ cộng đồng, có người đang đi cách ly tập trung.
Dãy trọ 25 phòng, đa phần là người tỉnh lẻ, vào thành phố mưu sinh. Người trẻ thường xin làm công nhân trong các công ty, có người đi phụ hồ, những người lớn tuổi hoặc khuyết tật thì đi bán hàng rong, bán vé số. Mùa dịch này, ai cũng rơi vào bần cùng.
Vợ chồng chị T. làm công nhân, đã nghỉ việc hơn 2 tháng. Đồng lương còm cõi trước đó chỉ đủ để họ trả tiền thuê trọ, ăn uống sinh hoạt và chăm lo cho con trai đang học tiểu học. Cuộc sống chật vật đến nỗi họ chưa dám sinh con thứ 2.
Người dân trong khu trọ đang rất cần được trợ giúp. |
Những ngày dịch càn quét, họ sống dựa vào nguồn lương thực, thực phẩm của chính quyền địa phương hỗ trợ, của chủ nhà trọ xin giúp, hoặc cũng có khi họ phải tự tìm cách lên mạng xã hội hoặc bất cứ nơi nào có thông tin để xin. Lương thực thực phẩm xin được chủ yếu là gạo, mì tôm và rau củ.
Chị T. cho biết, ngày 15/8, khu trọ có 4 xe máy cũng đã lên đường để về quê nhưng bị chặn lại, chính quyền địa phương vận động cho họ quay về phòng trọ. Trong số 25 hộ trong khu, đến nay, vẫn còn nhiều phòng chưa nhận được gói hỗ trợ 1,5 triệu đồng.
“Riêng tháng 7, chúng tôi được giảm tiền phòng 200 nghìn đồng, những tháng khác không được giảm. Tháng nào cũng hơn 2 triệu tiền trọ, bảo chúng tôi lấy gì để ăn. Bí lắm mới phải cầu cứu lương thực thực phẩm khắp nơi như vậy”, chị T. giãi bày.
Trong khu trọ tối tăm, bí bách có tới 25 phòng đều đang có người ở lại. |
Dãy trọ 25 phòng, hộ đáng thương nhất là người đàn ông tật nguyền bị vợ bỏ, một mình đi bán hàng rong nuôi mẹ già và con nhỏ. Bên cạnh đó, có hộ gia đình chen chúc 6 người trong căn phòng chưa đầy 20m2.
Cũng ở phường Tân Tạo A, dãy trọ nơi chị H. T. H. (quê Đắk Lắk) cũng có nhiều người không nhận được gói hỗ trợ 1,5 triệu đồng. Suốt cả mùa dịch, chủ nhà trọ hỗ trợ cho 5kg gạo, vài gói mì tôm, mắm muối, ít rau củ. Đến nay, họ chẳng còn khả năng cầm cự tiếp.
Khánh Hòa
Với mong muốn giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật giữa vòng vây đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi dịch đại dịch cùng VietNamNet. Rất mong có thể đồng hành cùng Quý Bạn đọc hảo tâm, san sẻ tấm lòng thơm thảo.