Nhiều vi phạm về quảng cáo trên các mạng xã hội
Như VietNamNetđã phản ánh,ềuviphạmquảngcáotrênmạngxãhộket qua bong da bongdanet trong thời gian dài vừa qua, trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook, TikTok, liên tục xuất hiện các quảng cáo game cờ bạc, cá cược. Các quảng cáo này xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau, từ video giới thiệu, hướng dẫn chơi game cá cược, đến livestream trực tiếp kêu gọi người chơi tham gia…
Đáng chú ý, trên mạng xã hội Facebook còn liên tục xuất hiện các quảng cáo (được tài trợ) là các video livestream “sex” với hình ảnh những cô gái ăn mặc “nóng bỏng” dùng các hành động khiêu dâm, hay thậm chí cả cảnh quan hệ tình dục giữa các cặp đôi với nhau. Trong các quảng cáo đồi truỵ này, những cô gái, hay các cặp đôi tiến hành mời gọi tải game cờ bạc hay tham gia vào các ứng dụng livestream để chơi các game cờ bạc, cá cược…
Trong thời gian dài vừa qua, Bộ TT&TT cũng liên tục đưa ra các quyết định xử phạt các công ty quảng cáo đặt quảng cáo tại các kênh vi phạm trên mạng xã hội. Điển hình, tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 5/5/2023, đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết, đã tiến hành xử phạt hơn 20 doanh nghiệp đặt quảng cáo vào các kênh vi phạm, là các kênh nội dung bẩn, nội dung phản động, chống phá Đảng, Nhà nước trên các nền tảng xuyên biên giới, không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp mà còn vi phạm pháp luật.
Doanh nghiệp bị phạt nhiều nhất vì đặt quảng cáo vào các kênh vi phạm trên mạng xã hội có thể kể đến là Công ty TNHH Truyền thông WPP, khi từ tháng 4/2023 đến tháng 4/2024 đơn vị này đã 4 lần bị Bộ TT&TT tiến hành xử phạt.
Cụ thể, ngày 10/4/2023, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đã tiến hành xử phạt Công ty WPP 15 triệu đồng vì đặt sản phẩm quảng cáo nhãn hàng vào trang Facebook có nội dung vi phạm pháp luật; Tháng 9/2023, công ty này tiếp tục bị xử phạt 25 triệu đồng vì đặt quảng cáo sản phẩm doanh nghiệp vào kênh có nội dung vi phạm pháp luật trên mạng xã hội YouTube và không tuân thủ quy định báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam năm 2022 cho cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp; Tháng 12/2023, WPP tiếp tục bị phạt 35 triệu đồng do đặt quảng cáo của hai doanh nghiệp khác vào kênh mạng xã hội YouTube có nội dung vi phạm pháp luật.
Đến tháng 4/2024, công ty này bị xử phạt tiếp 55 triệu đồng vì cài đặt sản phẩm quảng cáo của 2 nhãn hàng vào nội dung phim “Flight to you” (Hướng gió mà đi) phát trên mạng xã hội YouTube, trong phim có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp, đồng thời thực hiện quảng cáo 3 sản phẩm mỹ phẩm trên nền tảng mạng xã hội YouTube, không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Mới đây nhất, ngày 23/5/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cũng vừa ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Inverse Media 15 triệu đồng vì đặt sản phẩm quảng cáo của một doanh nghiệp trong nước vào kênh mạng xã hội YouTube Tin nóng 247ngày 4/1/2024, có nội dung vi phạm pháp luật (xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam).
Cần bổ sung để hoàn thiện quy định về quảng cáo trên mạng xã hội
Tại dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi đang được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch lấy ý kiến, điều 23, bên cạnh việc quy định về quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử đã xuất hiện thêm quy định về quảng cáo trên mạng xã hội.
Thế nhưng, khi đi vào chi tiết cụ thể, dự thảo luật chỉ mới đề cập đến quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước, chưa có quy định về quảng cáo trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức khác và đặc biệt chưa có quy định cụ thể về quảng cáo trên mạng xã hội. Trong khi đó, đây là những phương tiện quảng cáo rất phổ biến và có nhiều vi phạm quy định về quảng cáo, điển hình là các sai phạm nêu trên.
Trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã có nhiều cách làm mới để chấn chỉnh các sai phạm này. Nổi bật là bộ giải pháp Blacklist và Whitelist: Blacklist – danh sách kênh mạng xã hội, website có nội dung độc hại, vi phạm pháp luật và các nhãn hàng không được phép quảng cáo trên đó; Whitelist – danh sách đơn vị hoạt động có giấy phép, nội dung “sạch”, được khuyến nghị quảng cáo. Các danh sách này liên tục được cập nhật mới để các doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động quảng cáo.
Để hoàn thiện thể chế, chế tài về hoạt động quảng cáo trên trang thông tin điện tử, báo điện tử, mạng xã hội, Bộ TT&TT đã gửi kiến nghị đề xuất bổ sung, điều chỉnh quy định về hoạt động quảng cáo trên mạng đến Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch.
Cụ thể, theo Bộ TT&TT, cần làm rõ về hoạt động quảng cáo trên mạng, cụ thể: “Hoạt động quảng cáo mạng bao gồm hoạt động quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, thiết bị quảng cáo sử dụng phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác có kết nối mạng viễn thông, mạng Internet”.
Đồng thời, hoạt động quảng cáo trên mạng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo như: Quảng cáo trên mạng phải có dấu hiệu nhận diện bằng từ ngữ, ký hiệu hoặc các hình thức phù hợp khác để cho phép người tiếp nhận quảng cáo xác định là quảng cáo và phân biệt với các thông tin không phải quảng cáo.
Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, người phát hành quảng cáo, người cung cấp dịch vụ quảng cáo trên mạng Internet phải thiết kế tính năng để người sử dụng có thể tắt quảng cáo trong thời gian không quá 6 giây kể từ khi bắt đầu quảng cáo và không quá 2 lần quảng cáo liên tiếp nhau với tổng thời gian không quá 7 giây; Cho phép người sử dụng được từ chối quảng cáo hoặc báo vi phạm với quảng cáo có nội dung không phù hợp.
Đối với những quảng cáo có chứa đường dẫn đến trang thông tin điện tử khác thì người cung cấp dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo phải có giải pháp để kiểm tra, giám sát nội dung của trang thông tin điện tử được dẫn đến tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam; Không quảng cáo cho đường dẫn vi phạm pháp luật Việt Nam. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội khi cho phép người sử dụng thực hiện quảng cáo thì cần có giải pháp hoặc tính năng, ký hiệu để người sử dụng tự phân biệt nội dung quảng cáo.
Người sử dụng mạng xã hội phân biệt nội dung, thông tin chia sẻ, đăng tải thông thường với nội dung, thông tin có mục đích quảng cáo hoặc được tài trợ bằng cách tự đưa ra tuyên bố hoặc sử dụng tính năng được mạng xã hội cung cấp. Quảng cáo tìm kiếm phải có dấu hiệu phân biệt kết quả tìm kiếm tự nhiên với kết quả tìm kiếm được trả tiền, tài trợ để ưu tiên hiển thị.
Người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo ở trong nước và ngoài nước tham gia hoạt động quảng cáo trên mạng phải tuân thủ: Các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo, quy định về an ninh mạng, quy định về bảo vệ người tiêu dùng, quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; phải nộp thuế theo quy định pháp luật về thuế.
Không đặt sản phẩm quảng cáo vào trong hoặc đặt cạnh nội dung vi phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ; Không quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng vi phạm pháp luật Việt Nam.
Không hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo với trang thông tin điện tử ứng dụng trên mạng, tài khoản, kênh nội dung, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền thông báo vi phạm pháp luật công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT. Thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ TT&TT và các cơ quan chức năng có thẩm quyền; Cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quảng cáo trên mạng có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có yêu cầu.