TheỗinămthêmcapháthaiởtuổivịthànhniênởViệbóng đá kết quả anho Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), số ca mang thai ở tuổi vị thành niên những năm gần đây chưa có xu hướng giảm, chiếm 2,5-3% tổng số phụ nữ mang thai. Mỗi năm, có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên tại các cơ sở y tế công lập. Con số này thực tế có thể cao hơn nhiều do các ca phá thai được thực hiện tại các cơ sở tư nhân.
Thực tế, theo nghiên cứu “Đánh giá chất lượng dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam” do UNFPA thực hiện năm 2016, khoảng 17,4% phụ nữ cho biết họ đã từng phá thai trong cuộc đời của mình. Trong đó, lý do mang thai ngoài ý muốn chiếm hơn một nửa số ca phá thai (53,6%), lý do sử dụng biện pháp tránh thai nhưng thất bại chiếm 8,9%; và lý do phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi là 1,6%.
Trước thực trạng này, tại toạ đàm “Phụ nữ hiện đại - Tự chủ cuộc sống” do Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hoá gia đình - Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chia sẻ hiện nay có nhiều giải pháp giúp phụ nữ kiểm soát việc mang thai hiệu quả. Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận tỉ lệ phá thai do mang thai ngoài ý muốn vẫn rất cao, đặc biệt có nhiều trường hợp sử dụng biện pháp ngừa thai nhưng thất bại.
Vị chuyên gia này chỉ ra rằng thiếu thông tin, kiến thức về sức khỏe sinh sản và phương pháp tránh thai hiện đại có thể dẫn đến việc sử dụng phương pháp tránh thai không hiệu quả hoặc không sử dụng. Ngoài ra, những quan niệm sai lầm, thiếu sự hợp tác từ người đối tác, áp lực từ gia đình và cộng đồng về việc tránh thai cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn tăng lên.
Mang thai ngoài ý muốn có thể gây xáo trộn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sự nghiệp và tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe cho cả mẹ và bé khi thiếu sự chuẩn bị. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự thành công và hạnh phúc cá nhân của người phụ nữ, mà còn tác động lớn đến sự phát triển chung của xã hội.
Do đó, các chuyên gia của toạ đàm đều nhận định phụ nữ hiện đại không chỉ tự chủ trong công việc và sự nghiệp, mà còn cần chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Việc chủ động lựa chọn thời điểm mang thai khi đã sẵn sàng và có sự chuẩn bị kỹ càng về tâm lý, sức khỏe và tài chính là yếu tố quan trọng.