Hầu hết mọi người đều tránh sử dụng lại tờ khăn giấy đã có người khác xì mũi hay hắt hơi vào trước đó. Tuy nhiên,ườmnượpxếphàngmuatờkhăngiấydínhbẩngiátriệuđồtỷ lệ cá cược cúp c2 Vaev, một công ty khởi nghiệp ở Los Angeles, Mỹ tuyên bố đã bán được gần 1.000 tờ khăn giấy bẩn như vậy với giá cao khó tin.
Sản phẩm khăn giấy đã qua sử dụng Vaev, giá hơn 1,8 triệu đồng/tờ. Ảnh: Oddity Central |
Oliver Niessen, 34 tuổi, người sáng lập công ty Vaev tiết lộ trên tạp chí Time rằng, khách hàng của anh là những người "muốn nhiễm virus cúm hôm nay để không phát ốm vì mầm bệnh đó trong tương lai".
Anh Niessen quảng cáo Vaev như một "thương hiệu chăm sóc sức khỏe" mặc dù về cơ bản, sản phẩm của công ty là giúp mọi người nhiễm cúm bằng tờ khăn giấy đã qua sử dụng của những đối tượng lạ. Doanh nhân này nhấn mạnh, các tờ khăn giấy nhiễm bẩn nói trên cần phải được xem là giải pháp thay thế cho thuốc chữa bệnh thông thường.
Theo giải thích của anh Niessen, sản phẩm khăn giấy Vaev đóng vai trò gần tương tự vắc-xin cúm. Cụ thể, nếu bạn sắp đi nghỉ ở đâu đó và muốn giảm thiểu nguy cơ nhiễm cúm, phá hỏng cuộc vui, bạn có thể dùng tờ khăn giấy đã dính nước mũi hoặc nước bọt của người khác (đồng nghĩa với việc tờ khăn giấy mang virus cúm), khiến cơ thể nhiễm mầm bệnh và sinh ra chất đề kháng. Về sau, khi bạn thực sự đi nghỉ, cùng loại virus cúm đó sẽ không thể tấn công gây bệnh cho bạn được nữa.
Quảng cáo khăn giấy giúp huấn luyện cơ thể miễn dịch với mầm bệnh cảm lạnh, cảm cúm của công ty Vaev
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng khăn giấy Vaev có thể không hữu ích và làm bạn tiêu tốn cả đống tiền một cách vô nghĩa.
"Có tới hơn 200 chủng rhinovirus (các virus gây chứng cảm lạnh và cảm cúm) nên bạn sẽ phải dùng tới 200 tờ khăn giấy mang mầm bệnh khác nhau quẹt mũi mỗi lần để tập miễn dịch cho cơ thể. Miễn dịch từ một chủng virus sẽ không bảo vệ được bạn trước những virus khác. Đó là lí do tại sao chúng ta chưa bao giờ chế được vắc-xin tổng quát cho bệnh cảm lạnh và cảm cúm thông thường", Charles Gerba, giáo sư chuyên ngành vi sinh và khoa học môi trường thuộc Đại học Arizona (Mỹ) nhấn mạnh.
Tuấn Anh