-Nhiều phụ huynh có con dự giải bơi học sinh thành phố Hà Nội năm học 2014 - 2015 (tổ chức vào 2 ngày 30-31/3) cho rằng,ảibơihọcsinhHàNộicóvấnđềgianlậnhận định trận stuttgart cuộc thi có "vấn đề" trong cách tổ chức khiến nhiều vận động viên (VĐV) nhí phải giàn giụa nước mắt...
Hình ảnh chụp từ phóng sự của Quốc Phòng Việt Nam |
Anh Nguyễn Văn Thủy (quận Đống Đa, Hà Nội) đưa cô con gái 11 tuổi tham dự giải bơi nên có điều kiện quan sát, theo dõi giải từ đầu đến cuối.
Trao đổi với báo chí anh Thủy cho biết, đây là giải bơi lội phong trào, bất kể học sinh nào của các cấp học phải có quyền được biết và đăng ký tham gia. Tuy nhiên, bản thân con gái anh Thủy và con của nhiều phụ huynh khác đang trú ở các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa mà anh biết, đều không nhận được thông báo về giải bơi này từ trường học.
Theo anh Thủy, anh và nhiều phụ huynh khác phải tự liên hệ để biết cách thức đăng ký tham gia cho các con.
Tuy nhiên, anh Thủy cho rằng chuyện đăng ký thi đấu không đáng quan tâm bằng những kết quả đổi trắng thay đen một cách bất thường ở giải đấu phong trào dành cho học sinh này.
Anh Thủy cho biết ở ngày thi đấu đầu tiên 30/3, có rất nhiều phụ huynh lên kiến nghị với ban tổ chức vì những lý do như: có cháu bơi về nhất nội dung 100 m ếch nam ở lượt này nhưng không được vào thi chung kết. Có phụ huynh phải mất công sức và thời gian "đòi" lại HCV cho con mình. Thí sinh này đã bơi về nhất tuy nhiên đến khi trao huy chương, không có tên trong danh sách huy chương vàng (HCV) vì bị ghi trong danh sách là… bỏ thi (?).
Sau nhiều lần làm đơn khiếu nại, mang các video ở bể bơi do anh quay lại cho ban tổ chức xem, anh Thủy mới giúp con gái mình lấy lại được chiếc HCV 100 m ếch nữ.
Ban tổ chức nói gì?
Trao đổi với VietNamNet, ông Đinh Văn Luyến – Trưởng phòng Thể Thao Quần Chúng (Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội) – thành viên Ban tổ chức cho hay, năm nay giải bơi (tổ chức vào 2 ngày 30-31/3) đưa về bể bơi của Tăng Bạt Hổ để có nước ấm đảm bảo cho vận động viên (VĐV).
Chúng tôi biết giải bơi rất phức tạp nên đã làm rất chặt chẽ. Cả phòng Sở GDĐT và phòng chuyên môn chúng tôi đã tập trung cao độ để làm vì sự thành công của giải. Năm nào chúng tôi cũng lường trước những sự việc có thể xảy ra...
"Trong quá trình làm chúng tôi không nhận được khiếu nại, đơn thư nào" - ông Luyến nói . Có những cháu VĐV đúng là về nhất nhưng không vào chung kết được bởi vì tính về thời gian là tính giây, phút - chứ không phải tính nhất theo đợt. Người về nhất đợt này cũng chưa chắc đã hơn người về nhì, thậm chí về ba của đợt khác. Thế nên đã có sự hiểu nhầm.
Ông Luyến giải thích thêm, chúng tôi có cả camera. Khi có phản hồi chúng tôi thống nhất và yêu cầu mời đồng chí trưởng đoàn và HLV vào xem lại băng hình để xác định lại và người ta đều tâm phục khẩu phục và không có ý kiến gì.
Nếu như trong quá trình tổ chức có những nhầm lẫn nào đó thì đều được giải quyết dứt điểm tại đó, chứ không để lại hậu quả gì thiệt thòi cho VĐV nào. Sau khi trọng tài xác nhận ai về nhất, nhì - chúng tôi đều phải kiểm tra lại cả băng ghi hình.
Ông Luyến cho rằng, nếu như giải thể thao "của anh em chúng tôi thì không sao". Nhưng vì là giải cho học sinh, có liên quan tới việc cộng điểm nên mới gây ra áp lực.
"Một số thông tin, hình ảnh nói các cháu bị oan ức, rất nhiều người hỏi chúng tôi về việc này. Còn đơn thư khiếu nại chính thức của các đoàn lên chúng tôi hoàn toàn không nhận được" - ông Luyến nói.
"Chúng tôi đã làm công bằng, hết sức mình để các cháu có sân chơi vui, khỏe, bổ ích - ông Luyến nói.
Sau thông tin này chúng tôi cũng sẽ có văn bản báo cáo 2 sở GD-ĐT và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội.