Chỉ vì kết hôn không có của hồi môn mà 3 năm sau cưới,ộcsốngsaucánhcửaphòngngủcủamộtphụnữViệttạiẤnĐộkeo nha cai wtf chồng chị đã nổi những cơn thịnh nộ. Thậm chí chị dọn cơm và chạm vào chân chồng, hắn cũng giật lên thon thót và phản ứng dữ dội như chị bị bệnh lây truyền.
Xin gửi tác giả bài "Đêm qua tôi lại bị chồng bóp cổ đến nổi gân máu ở mặt"!
Hôm nay đọc bài của bạn, tôi thấy giống câu chuyện của bạn tôi quá. Tôi xin kể chuyện của chị bạn tôi với hoàn cảnh tương tự để các bạn cho chị ấy một lời khuyên.
Chị ấy tên Lan (tên nhân vật đã thay đổi). Chị ấy có hoàn cảnh gia đình khá phức tạp. Mẹ chị mất khi chị học cấp 3. Sau đó bố chị ấy đi lấy vợ mới và ở nhà người vợ đó.
Chị trượt 1 năm đại học nhưng quyết đi làm công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh để năm sau thi tiếp. Ngoài thời gian đi làm, chị tự học tiếng Anh và gặp anh - một người đàn ông Ấn Độ trên mạng. Trong suốt thời gian chị ôn thi, anh đã giúp chị học thi khối D, đặc biệt là môn Tiếng Anh.
5 năm yêu nhau, họ tổ chức một đám cưới như trong cổ tích. Lúc ấy, anh cũng đã tuyên bố không cần của hồi môn của gia đình chị (Ảnh minh họa) |
Rồi chị cũng đỗ Đại học Đà Nẵng tại chính quê hương mình. Trong 5 năm yêu nhau, ngoài thường xuyên chat qua mạng, anh còn qua Việt Nam thăm chị 3 lần và hỗ trợ chị học xong đại học. Sau đó, họ tổ chức một đám cưới như trong cổ tích. Lúc ấy, anh cũng đã tuyên bố không cần của hồi môn của gia đình chị.
Bố mẹ anh vốn là quan chức cấp cao tại Tòa Án bang. Dù họ không mấy hài lòng về cuộc hôn nhân này nhưng cũng không phản đối với chuyện đời tư của con trai. Nhiều người Việt Nam sống tại Ấn Độ đều ngưỡng mộ chuyện tình của anh chị. Bởi anh và chị lúc nào cũng xuất hiện khăng khít đầy tình cảm trong mỗi dịp Tết Cộng Đồng tại Đại Sứ Quán.
Vợ chồng chị đã có một con trai và đến nay chị đã ở đất nước Ấn này 7 năm tròn. Cuộc sống tưởng như trôi êm đềm hạnh phúc, thì một đêm chị gọi điện cho tôi (với tư cách là đồng hương, đồng nghiệp trong 1 năm tại Ấn Độ. Và lúc đó tôi cũng đang ở Ấn Độ).
Chị khóc tức tưởi và nói trong sợ sệt :"Em ơi, chồng chị đang cố đánh chết chị. Nó bóp cổ và đè gối vào mặt chị. Lần này lần thứ 2 rồi em à". Tôi không tin vào tai mình và cố trấn tĩnh chị (chồng chị lúc này đã ra ngoài chứ không còn trong nhà nữa).
Rồi chị kể cho tôi nghe về cuộc sống sau cánh cửa phòng ngủ mà chị phải hứng chịu. Tuy không kéo dài tận 6 năm như tác giả bài viết trên, nhưng chị cũng đã có 3 năm chịu đựng những trận đánh đạp tàn nhẫn của chồng khi một thân một mình tại đất nước xa lạ này.
Năm ngoái khi tôi còn cùng công tác với chị, chị có kể bên nhà chồng bắt đầu nhắc tới của hồi môn vì thấy chị làm lương cao tại Ấn (Ở Delhi, chị kiếm tiền ngang với chồng mình). Chồng chị lúc này cũng bắt đầu hùa theo bố mẹ chồng và đòi hỏi chị điều này. Nhưng chị cãi lại và không nghe vì vấn đề này trước đó gia đình chồng và chồng chị đã tuyên bố không cần của hồi môn. Và cái chị nhận được là những cái tát trời giáng.
Từ đó trở đi, những cơn thịnh nộ của chồng chị bắt đầu. Thậm chí chị dọn cơm mà có lỡ va chạm vào chân chồng, hắn cũng giật lên thon thót và phản ứng dữ dội như chị bị bệnh lây truyền.
Rồi chị phát hiện, chị chưa có giấy đăng ký kết hôn mà chỉ có visa dài hạn. Chị lại tự bỏ tiền túi ra làm đăng ký và hộ chiếu mới chính thức có quyền của công dân. Những lần sau đó, hắn trở về nhà và chỉ nói một câu duy nhất: "Tôi muốn li dị". Hắn coi chị như con ở mặc dù cái nhà đang cư trú được chi trả dưới mức lương của cả hai vợ chồng. Hắn đánh đấm, đạp chị xuống dưới nếu chị mon men khơi gợi tình cảm ban đầu.
Sau cánh cửa phòng ngủ, chị phải chịu đựng những trận đánh đạp tàn nhẫn của chồng khi một thân một mình tại đất nước xa lạ này (Ảnh minh họa) |
Thời gian hắn vắng nhà nhiều hơn và tất nhiên ý muốn li dị của hắn càng cao hơn. Chị nhỏ bé lắm, còn hắn thì to cao lực lưỡng. Mỗi lần hắn đè và đánh chị thì chị lại xin nghỉ làm. Sau 2 năm sức chịu đựng của chị cũng không còn nữa. Chị thuê luật sư và đưa ra đề nghị: "Nếu anh muốn li dị thì để nhà lại cho con và tôi vì tôi có quyền nuôi con nhỏ dưới 5 tuổi".
Hắn đi biệt 3 tuần và trở về nói một câu trắng trợn: "Thôi, tao vì con. Chúng ta cứ ở với nhau như thế nhưng không còn là vợ chồng nữa". Chị đã chấp nhận với thỏa thuận này.
Tôi không hiểu sao chị lại chấp nhận với thỏa thuận ấy của chồng? Chị đang cố gắng điều gì? Song tôi chắc chắn họ ở như vậy mà không li dị sẽ có những thảm kịch khác xảy ra. Và tôi không mong đợi chị gọi tôi để thông báo "lại bị đánh" vào đêm khuya nữa... Tôi nên làm gì để giúp người bạn của mình lúc này? Xin hãy cho tôi và chị bạn tôi lời khuyên cấp thiết.
(Theo Trí thức trẻ)