"Sự khốn khó được bình thường hóa"
Tờ Observer mới đây tiết lộ 1/5 sinh viên tại các trường đại học thuộc Nhóm Russell (24 tổ chức giáo dục đại học ưu tú nhất của Anh như Oxbridge hay Edinburgh) đang cân nhắc bỏ học vì khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
1/4 được hỏi cho biết,ýdonhiềusinhviêntrườngtopcủaAnhmuốnbỏhọkết quả tỷ số napoli thường xuyên thiếu thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
Cụ thể, nghiên cứu của Nhóm Russell khảo sát hơn 8.500 sinh viên trong 2 tháng đầu năm 2023 cho thấy, hơn 1/2 sinh viên có kết quả học tập bị ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Các sinh viên này cho biết phải làm thêm sau giờ học để trang trải chi phí. Họ cũng gặp các vấn đề về tập trung do thiếu chất dinh dưỡng và căng thẳng tài chính, thậm chí bỏ qua nhiều bài giảng vì không đủ tiền mua vé đi lại.
Đồng thời, tỷ lệ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang cân nhắc bỏ học đã tăng lên hơn 3/10. Sinh viên quốc tế, những người không được phép làm việc hơn 20 giờ/tuần, cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
“Sinh viên không thể ra ngoài uống cà phê hay giao lưu. Nghiêm trọng hơn, các em đang không tìm ra lối thoát", Dani Bradford-Giám đốc chính sách và nghiên cứu tại Hội sinh viên Đại học College London (UCL) đồng thời là người đứng đầu nghiên cứu, nói.
Một số gia đình sinh viên còn không bật lò sưởi trong mùa đông giá lạnh. Chịu đựng sự lo lắng và cô đơn nghiêm trọng thường trực, các em cảm thấy muốn tự tử.
“Sự khốn khó của sinh viên gần như đã được bình thường hóa,” ông Bradford nói, đồng thời cho biết nhiều người có nguy cơ bị đuổi khỏi nhà trọ và không được ăn uống trong vài ngày.
Khóc thầm hàng đêm
Sophie Bush (20 tuổi), sinh viên năm nhất UCL, kể rằng, em đã suy nghĩ nghiêm túc về việc bỏ học môn khoa học lịch sử và triết học vì chi phí sinh hoạt tăng quá cao.
Nữ sinh này phải nhận công việc bồi bàn để trang trải sinh hoạt phí. Em cũng đang cố gắng tiết kiệm tiền cho năm tới để có thể tiếp tục việc học.
Bush chia sẻ, bản thân luôn cảm thấy bị tổn thương và không chắc mình sẽ xoay sở vấn đề tiền bạc như thế nào trong năm tới. "Em đã khóc rất nhiều vì không đủ tiền”, nữ sinh năm nhất UCL trải lòng.
Sinh viên Phần Lan Evgenia Glantzi theo học thạc sĩ luật sở hữu trí tuệ tại Edinburgh, đang làm việc 25-30 giờ/tuần trong ngành bán lẻ để đáp ứng chi phí ngày càng tăng. Đôi khi, Glantzi phải hy sinh việc ngồi giảng đường để đứng kiếm thêm tại các quầy hàng.
Xuất thân từ một gia đình có thu nhập thấp, cô gái 24 tuổi này coi việc tốt nghiệp là một cách để kiếm được một công việc tốt. "Tuy nhiên, việc bỏ cuộc giờ đây rất dễ dàng", cô nói.
Trước tình hình đó, Bộ Giáo dục Anh cho biết, nhiều trường đại học đang đẩy mạnh các nỗ lực hỗ trợ và kêu gọi sinh viên “hãy nói chuyện với trường đại học của họ trước khi cân nhắc việc bỏ học”.
“Chúng tôi nhận thấy nhiều sinh viên đang phải vật lộn với chi phí sinh hoạt. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã dành thêm 15 triệu bảng Anh để giúp đỡ những sinh viên này, tăng khoản tài trợ phí bảo hiểm cho sinh viên lên 276 triệu bảng trong năm học này”, người phát ngôn Bộ Giáo dục Anh cho biết.
Tử Huy
Đằng sau vẻ hào nhoáng của Harvard: Tỷ lệ sinh viên tự tử cao nhất nước MỹPhía sau "giấc mộng Harvard", mấy ai hiểu được "ác mộng Harvard" của người trong cuộc. Đằng sau ánh hào quang của ĐH top đầu thế giới, ngôi trường dường như "bất lực" trong đảm bảo sức khỏe tâm thần cho sinh viên.