Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh An Giang năm 2019 đã tăng 7 bậc so với năm 2018. Kết quả này là bàn đạp để địa phương tiếp tục phát triển nhằm cải thiện hơn nữa hình ảnh đẹp và tràn sức sống mới của quê hương Cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Tình đoàn kết nội bộ,ầutrevạnbướcxuyênrừngtràmTràSưkeo wap chung sức đồng lòng hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tập thể cán bộ, lãnh đạo tỉnh An Giang đã đặc biệt thu hút được nhiều nhà đầu tư có tâm và tầm tập trung khai thác và phát triển kinh tế địa phương. Công trình vạn lý Trúc Bạch Long là một ví dụ nổi bật về niềm tin của nhà đầu tư đối với cấp lãnh đạo của tỉnh này. Dù chỉ được gọi với cái tên dân dã và thân thương là cây cầu tre, nhưng công trình vạn bước tại Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư đã tạo nên một kỳ quan vùng sông nước. Một nét sáng tạo nhỏ đã chuyển tải được khát vọng to lớn của cả tỉnh An Giang.
Khát vọng vươn xa
Ngỡ ngàng, mê mẩn, độc lạ… là cách mà du khách đã miêu tả về cây cầu xuyên rừng tràm Trà Sư này. Giai đoạn 1 được hoàn thành thần tốc chỉ hơn 1 tháng kể từ khi dự án được nhà đầu tư chắp bút thiết kế và tỉ mỉ thực hiện.
Cầu tre Trà Sư sử dụng trên 500.000 cây tre làm vật liệu để xây dựng |
Nhưng khát vọng chắp cánh ngành du lịch địa phương của nhà đầu tư không chỉ dừng lại ở đó. Theo chia sẻ, hiện nay họ đang gấp rút triển khai giai đoạn 2 nhằm nối dài cầu thêm 6km, với ước tính tổng chiều dài sẽ là 10km. Như vậy trên thực tế, sau khi hoàn tất sẽ phá kỷ lục thế giới hiện tại là cây cầu tre Kampong Cham tại Campuchia, với chiều dài được ghi nhận là 1km. Nhiều hạng mục, công trình mới cũng đang được đốc thúc thi công đặt trên cầu và xung quanh khu rừng. Sự kiện công nhận “cây cầu tre dài nhất thế giới” sắp tới đây sẽ tạo thành bước đệm lò xo để công trình đặc biệt này hấp dẫn hơn nữa trong tương lai.
Thành tựu to lớn ấy sẽ bồi đắp thêm cho lòng tự hào dân tộc khi một lần nữa, một công trình đầy tính sáng tạo khác của người Việt Nam được vươn mình ra biển lớn và lại có thể tạo thêm một “đợt sóng to” thu hút khách du lịch quốc tế. Nếu những công trình hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam như cây cầu Vàng ở Đà Nẵng, tòa nhà Bitexco tại TP.HCM, Bamboo Wing hồ Đại Lải ở Vĩnh Phúc, khu resort InterContinental Sun Peninsula tại bán đảo Sơn Trà,….đều thể hiện tính sáng tạo trong phong cách kiến trúc tân thời và hàm chứa ý nghĩa cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước thì công trình đầy nghệ thuật cầu tre Trà Sư tại An Giang lại mang tâm hồn chân chất, mộc mạc, đượm tình yêu văn hóa của lao động địa phương và chứa chan hơi thở nồng ấm từ hồn dân tộc Việt.
Du khách dạo bước trên cầu tre vạn dặm |
Theo thống kê, trong lịch sử ngành công nghiệp không khói ở địa phương, chưa từng một lần ghi nhận một địa điểm du lịch sinh thái nào có thể lôi cuốn được hàng nghìn lượt khách đến tham quan và chiêm ngưỡng như ở Trà Sư, đặc biệt là trong các ngày lễ, Tết. Dịp Tết Nguyên Đán 2020 vừa qua đã đón tiếp trên 40.000 lượt du khách, nhiều trường hợp du khách không thể vào tham quan được do đông nghẹt lượng khách đến.
Chỉ với một sáng tạo nhỏ từ nhà đầu tư như thế đã có thể kích thích du lịch nội địa, làm tăng đáng kể lượng khách du lịch đến An Giang so với tết Nguyên Đán năm 2019 (theo Báo An Giang). Những thông tin tích cực trên đã lên tiếng cho ý chí chung của nhà đầu tư và cấp chính quyền địa phương đối với mục tiêu phát triển vững mạnh đối với lĩnh vực kho báu này.
Phiên bản hậu duệ của “Cửu Long”
Vị trí của rừng tràm Trà Sư may mắn được tọa lạc ngay tại đầu nguồn của nhánh sông Hậu dòng Mekong chảy qua, do đó được hưởng sự bồi đắp màu mỡ của phù sa và nguồn thủy sản dồi dào hơn cả. Vào những tháng nước lên, rừng Trà Sư và xung quanh khu vực được thiên nhiên ban tặng đa dạng những sản vật đặc trưng mà khó có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên dải đất hình chữ S.
Danh hiệu “cầu tre dài nhất Việt Nam” được đặt cho cây cầu tre tại Trà Sư |
Điều kiện thiên nhiên thuận lợi, vị trí đắc địa của khu rừng tràm Trà Sư cùng sự góp sức đầy sáng tạo từ con người, như ông bà thường nói là thiên thời - địa lợi - nhân hòa, đã thai nghén và sản sinh ra hậu duệ của vùng ĐBSCL, một tiểu trúc bạch long ngay tại xã Ô Long Vĩ - huyện Tịnh Biên, nơi có vị trí chiến lược quốc gia (gần biên giới Campuchia) nhưng vẫn còn rất nghèo khổ.
Chú tiểu bạch long đã rống lên tiếng “long ngân” đầu tiên bằng việc đón nhận kỷ lục Guiness “cầu tre dài nhất Việt Nam” vào ngày 15/01/2020, đánh dấu bước đầu để trở thành hình ảnh cầu tre dài nhất và độc nhất vô nhị trên đất Việt, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Việc chuẩn bị đón nhận danh hiệu sắp tới sẽ đưa chú tiểu bạch long này trở thành chân long ngoài đời thật, được tung mình ra ngoài biển lớn và tạc nên hình tượng biểu trưng cho truyền thống con rồng cháu tiên.
Cùng với các quyết sách phát triển kinh tế ngoạn mục khác, như dự án khổng lồ năng lượng mặt trời và nhiều dự án điểm du lịch đánh dấu lịch sử chiến tranh oai hùng, trong tương lai sẽ đưa An Giang trở thành trọng điểm phát triển du lịch của vùng ĐBSCL giàu tiềm năng.
Quốc Thịnh