Danh sách gồm 42 thị trường trực tuyến và 35 thị trường vật lý được xác định có tham gia hoặc gián tiếp tạo điều kiện cho hành vi làm giả nhãn hiệu hoặc vi phạm bản quyền quy mô đáng kể.
“Lần đầu tiên hệ sinh thái thương mại điện tử AliExpress và WeChat,ỹđưasànTMĐTcủaTencentvàAlibabavàodanhsáchđbảng xếp hạng liga indonesia hai thị trường trực tuyến quan trọng có trụ sở tại Trung Quốc, bị xác định là tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi làm giả nhãn hiệu với quy mô đáng kể”, trích tuyên bố từ văn phòng USTR.
Các thị trường trực tuyến khác có trụ sở tại Trung Quốc như Baidu Wangpan, DHGate, Pinduoduo và Taobao tiếp tục nằm trong danh sách đen của nhà chức trách Mỹ. Cùng với đó là 9 thị trường vật lý nằm trên đại lục: “được biết đến là nơi sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng giả”.
Alibaba cho biết công ty sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các lo ngại về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng của mình.
Trong khi đó, các hiệp hội trong ngành như Hiệp hội Giày dép và Quần áo Mỹ (AAFA), Hiệp hội điện ảnh đã bày tỏ hoan nghênh báo cáo trên của USTR.
Theo một báo cáo riêng ngày 16/2, USTR cho rằng Mỹ cần theo đuổi những chiến lược mới cũng như cập nhật các công cụ thương mại nội địa để đối phó với “chính sách và hành vi phi thị trường” của Trung Quốc.
Vinh Ngô(Theo Reuters)
Mỹ đã đưa Học viện Khoa học Quân y của Trung Quốc và 11 viện nghiên cứu công nghệ sinh học trực thuộc vào danh sách đen xuất khẩu vì cáo buộc giúp quân đội Trung Quốc phát triển vũ khí “điều khiển não bộ”.