Sáng kiến của tổ chức từ thiện tại quận tự trị Kiềm Tây Nam,Độcđáothưviệnđượcxâytronghangthuhúthàngnghìntrẻghéthăkq ngoại hạng a tỉnh Quý Châu (phía Tây Nam Trung Quốc) xây dựng một thư viện trong hang động núi đá vôi để giúp các em học sinh ở một ngôi làng nghèo có một nơi mới để trải qua các kỳ nghỉ, theo China Daily.
Tọa lạc tại làng Banwan và hòa quyện với cảnh quan xung quanh, thư viện đã trở thành địa điểm không thể bỏ qua của những đứa trẻ sau giờ học trên trường.
"Việc nuôi dưỡng văn hóa đọc ở cộng đồng nông thôn không phải là điều dễ dàng vì nó không phải là điều cần thiết đối với người dân. Đây là lý do tại sao thư viện phải có thiết kế hấp dẫn và bầu không khí thân thiện, giúp khuyến khích độc giả tiềm năng", bà Chu Bắc Lôi, người đứng đầu tổ chức từ thiện Dashan Xiaoai (hàm ý “núi lớn tình yêu nhỏ"), nói.
Đây là thư viện thứ 8 mà tổ chức từ thiện xây dựng nhằm khuyến khích văn hóa đọc của người dân nông thôn, đặc biệt là trẻ em.
Tham gia giáo dục nông thôn hơn 10 năm, bà Chu phát hiện ra rằng nhiều trẻ em nông thôn sống với người thân vì cha mẹ di cư lên thành phố tìm việc làm. Các em không có nơi nào chất lượng để dành thời gian sau giờ học.
Bà nói rằng, nếu tính cả cuối tuần, kỳ nghỉ học và ngày lễ hội, học sinh ở Kiềm Tây Nam dành hơn 180 ngày ở nhà mà hầu hết không có sự giám sát của phụ huynh hoặc tiếp cận các tài nguyên giáo dục như hiệu sách.
"Đây là lý do tại sao chúng tôi quyết định xây dựng thư viện cho trẻ em, mang đến cho các em những hoạt động chất lượng cao và bền vững, đồng thời nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc sách của các em", bà Chu Bắc Lôi nói.
Theo bà Chu, ngoài sách, thư viện còn là không gian công cộng và phục vụ nhiều nhu cầu, mục đích khác nhau. Nói cách khác, thư viện không chỉ là một kho sách.
Thư viện đầu tiên của tổ chức từ thiện được khai trương tại thị trấn Qiaoma của tỉnh Quý Châu vào tháng 3/2019. Thư viện được chia thành khu vực dành cho người lớn và không gian dành riêng cho trẻ em, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động sau giờ học, bao gồm dạy kèm bài tập về nhà, không gian dành cho phụ huynh và chiếu phim.
Để khuyến khích đọc sách, trẻ em có thể tham gia chương trình giành phần thưởng và kiếm điểm bằng cách đọc sách. Khi đạt số điểm nhất định sẽ nhận được quà.
Tình nguyện viên Li Feng cho biết, bản thân rất vui khi thấy thư viện này trở nên phổ biến với trẻ em địa phương. “Không phải tất cả trẻ em đều đến đọc sách nhưng luôn có một số ít khám phá niềm đam mê với sách. Chỉ cần các em đến, chúng tôi sẽ tiếp tục mở cửa”, Li nói.
Lu Xiaoman, một học sinh lớp 5 và là một độc giả thường xuyên, đã viết trong sổ lưu niệm của thư viện rằng: “Đó là ngôi nhà thứ hai của em, giúp em luôn vui vẻ hơn và tốt hơn”.
Được xây dựng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm, 8 thư viện của tổ chức từ thiện chứa khoảng 120.000 cuốn sách và nhận được trung bình khoảng 18.000 lượt ghé thăm mỗi tháng.
“Chúng tôi đã mất 5 năm để xây dựng và cải thiện. Các thư viện đang thu hút số lượng độc giả ngày càng tăng, từ học sinh mẫu giáo và THCS cho đến người lớn”. Bà Chu nói thêm rằng thư viện có thể sẽ thay đổi cuộc sống của một số độc giả, ít nhất là tạo nên những kỷ niệm vui vẻ cho các em trong các kỳ nghỉ.
Theo thống kê của Bộ Nội vụ Trung Quốc, vào cuối năm 2021, có 4,77 triệu trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏ rơi sống ở các vùng nông thôn ở Trung Quốc, giảm 47,4% so với con số 9,02 triệu được ghi nhận vào năm 2016.
Hiện tượng này phổ biến hơn ở miền trung và miền tây Trung Quốc, nơi nền kinh tế kém phát triển, buộc nhiều người trưởng thành phải tìm việc làm ở các thành phố. Nhiều đứa trẻ phải xa vòng tay cha mẹ khi còn rất nhỏ.
Theo nhà nghiên cứu Jiang Yongping tại Viện Nghiên cứu Phụ nữ Trung Quốc, việc chăm sóc những đứa trẻ này cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ của tất cả các bên, bao gồm cả chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.
Việc có một hoạt động giải trí lành mạnh như đọc sách trong một kỳ nghỉ dài là vô cùng quan trọng đối với những học sinh làng quê nghèo.
Tử Huy
Bí ẩn cuốn sách bìa da người trong thư viện ĐH HarvardĐối với hầu hết mọi người, ý tưởng sử dụng da người để đóng bìa sách có phần ghê sợ. Tuy nhiên, việc này không phải là hiếm trong quá khứ, đặc biệt là ở thế kỷ 18 và 19.