Ung thư thực quản là loại ung thư đường tiêu hóa khá phổ biến. Tại Việt Nam,ógâyungthưthựcquảinter milan vs lazio năm 2018 ước tính có 2.411 ca mới mắc, hơn 2.000 ca tử vong do ung thư thực quản.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, như tuổi, giới, uống thuốc lá, rượu bia, người bị trào ngược dạ dày - thực quản, Barrett Thực quản, do chế độ ăn uống...
Ngoài ra, nhiễm virus u nhú ở người (HPV) cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
HPV (Human papilloma virus) là một nhóm gồm hơn 100 loại virus liên quan. Nhiễm một số loại HPV được cho là có liên quan đến một số bệnh ung thư, như: ung thư họng miệng, ung thư hậu môn và ung thư cổ tử cung.
Nhiễm HPV đã được tìm thấy ở 1/3 số ca ung thư thực quản ở khu vực châu Á và Nam Phi. Tuy nhiên, nhiễm HPV không được tìm thấy từ các bệnh nhân ung thư thực quản ở các khu vực khác, bao gồm cả Hoa Kỳ.
HPV là một nguyên nhân hiếm gặp của ung thư thực quản.
BSCK1 Nguyễn Xuân Kiên - Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, khi có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư thực quản. Và một số người mắc căn bệnh này có thể không gặp bất kỳ yếu tố nguy cơ nào cả.
Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo việc dự phòng ung thư thực quản bằng cách phòng tránh được các yếu tố nguy cơ nói trên. Bên cạnh đó các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ nên đi nội soi dạ dày thực quản định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư thực quản.
Hiện nay, việc chẩn đoán, điều trị ung thư thực quản là đa mô thức, bao gồm: nội soi chẩn đoán sớm, hóa xạ trị tiền phẫu, phẫu thuật, hóa xạ trị triệt căn. Đặc biệt hóa xạ trị tiền phẫu có vai trò rất quan trọng và có tới 40 - 50% bệnh nhân ung thư thực quản có đáp ứng hoàn toàn sau điều trị.